Tư Vấn Luật Đầu Tư Việt Nam

I. Pháp Luật đầu tư và các văn bản pháp luật liên quan

Luật đầu tư quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài với đối tượng áp dụng là nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.

Văn bản pháp luật quan trọng:

  • Luật đầu tư số: 67/2014/QH13 được quốc hội khóa 13 thông qua ngày 26/11/2014, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2015;
  • Luật doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 được quốc hội khóa 13 thông qua ngày 26/11/2014, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2015
  • Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
  • Thông tư số 16/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
  • Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tu có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 04 năm 2015.
  • Nghị định 194/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi Giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Quyết định 88/2009/QĐ-TTG ngày 18/06/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà dâu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.
  • Biểu cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO.

II. Một số vấn đề chú ý về pháp luật đầu tư Việt Nam

1. Quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện:

Luật đầu tư 2014 theo hướng đảm bảo quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dân trong các ngành, nghề mà Luật không cấm. Cụ thể là đã có đổi mới căn bản trong nguyên tắc áp dụng pháp luật. Nguyên tắc được tự do đầu tư kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà Luật này không cấm hoặc quy định phải có điều kiện, tuy nhiên nhà đầu tư vẫn phải tiến hành đăng ký nghành, nghề kinh doanh theo quy định. Cụ thể:

1.1 Ngành nghề cấm đầu tư:

  • Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Luật đầu tư 2014;
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật độc hại quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Luật đầu tư 2014;
  • Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Luật đầu tư 2014;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
  • Các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

1.2 Ngành đầu tư kinh doanh có điều kiện:

Căn cứ đầu tư 2005 quy định trên 386 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì Luật đầu tư 2014 giảm xuống còn 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó Luật đầu tư 2014 đã bãi bỏ các ngành, nghề và điều kiện đầu tư kinh doanh không hợp lý, không rõ ràng. Đồng thời sửa đổi một số điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng giảm thiểu hình thức cấp phép, xác nhận hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước mà thay vào đó là ban hành quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và quản lý hậu kiểm. Ngoài ra Luật đầu tư 2014 còn cập nhật, chuẩn xác tên gọi và hệ thống một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Các thay đổi về thủ tục hành chính:

So với Luật đầu tư 2005, Luật Đầu tư 2014 đã thay đổi lớn các quy định về thủ tục hành chính theo đó:

  • Dự án của nhà đầu tư trong nước không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. (Điều 36 khoản 2).
  • Thời gian thực hiên thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được rút ngắn xuống còn 15 ngày (Điều 37).
  • Bãi bỏ quy định cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với nhà đâu tư nước ngoài. Thay vào đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các nội dung về dự án đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các nội dung về đăng ký kinh doanh. Quy định nay hiện tại gây khá nhiều rắc rối và mất thời gian cho quá trình doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký đầu tư, thay vì điều chỉnh theo một quy trình đăng ký đầu tư thì doanh nghiệp vẫn phẩn đăng ký cả với thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư như nhà đầu tư trong nước. Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% hoặc nhà đâu tư là doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài trên 51% thì áp dụng điều kiện và thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó quy trình góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệnhoặc trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thì mới phải tiến hành thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư, còn lại doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục đầu tư.

3. Hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư:

Chính sách ưu đãi đầu tư tập trung vào các ngành sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, dự án sản xuất có quy mô lớn, dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng nhiều lao động, dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, dự án thực hiện trong các lĩnh vực xã hội hóa đầu tư (y tế, giáo dục, dạy nghề, văn hóa…).

4. Thủ tục đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài

Tương tự như Luật đầu tư 2005, Luật đầu tư 2014 cũng dành các điều khoản quy định về thủ tục đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Quy định trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc huy động các nguồn vốn (bao gồm cả ngoại tệ) để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của nhà đầu tư, cũng như cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và các cơ quan liên quan trong việc quyết định đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Theo đó bổ sung một số quy định về thủ tục triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bổ sung hình thức đầu tư ra nước ngoài thông qua mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

tư vấn luật đầu tư

III. Luật sư tư vấn luật đầu tư

1.Tư vấn Giấy phép đầu tư, Lập dự án đầu tư:

  • Hình thức đầu tư: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng ngay ở bước đầu tiên là lựa chọn hình thức đầu tư . Nhà đầu tư nước ngoài có thể vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; Liên doanh với đối tác của Việt Nam để thành lập Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần; cũng có thể hợp tác theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; mua lại phần vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp đang hoạt động. Ngoài ra, còn có thể đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT  và thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác Công – tư (PPP) đối với các lĩnh vực hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Chúng tôi sẽ tư vấn cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư sao cho phù hợp và đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho nhà đầu tư trước mắt và lâu dài tại Việt Nam.
  • Ưu đãi đầu tư: Tư vấn pháp lý về chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước Việt Nam. Chính sách ưu đãi chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai như miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; lĩnh vực thuế như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng trong nước chưa sản xuất được. Nhà đầu tư sẽ được tư vẫn và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo quy định để hưởng các ưu đãi này;
  • Ngành nghề kinh doanh: Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới từ năm 2007, Việt Nam đang từng bước thực hiện lộ trình mở cửa theo các cam kết khi gia nhập WTO. Các điều kiện về một số ngành nghề đang dần thay đổi. Với một ngành nghề cụ thể, nhà đầu tư sẽ được tư vấn về điều kiện của ngành nghề đó. Có nhiều điều kiện liên quan đến một ngành nghề như hạn chế kinh doanh, khuyến khích đầu tư, điều kiện về bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm, điều kiện về tỷ lệ vốn góp, điều kiện về mức vốn pháp định .....
  • Đất đai và quy hoạch về đất đai: Có nhiều phương án để có một địa điểm phù hợp với mục tiêu kinh doanh của nhà đầu tư từ việc thuê, mua lại đến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế hay xin cơ quan có thẩm quyền giao một khu đất phù hợp với quy hoạch. Mỗi một phương án đều có ưu và nhược điểm riêng. Nhà đầu tư sẽ được chúng tôi tư vấn về một cái nhìn tổng thể và chi tiết của mỗi phương án để có sự lựa chọn thích hợp.
  • Nhân sự - Lao động: Nhà đầu tư sẽ được tư vấn về trình độ cơ bản của lao động địa phương, mức lương trung bình của người lao động, các chế độ bảo hiểm xã hội phải trả, các chính sách dành cho người lao động, cơ cấu lao động tại địa phương, cơ sở hạ tầng dành cho người lao động …
  • Bảo vệ môi trường: Việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường là một yêu cầu bắt buộc khi đầu tư tại Việt Nam. Nhà đầu tư sẽ được tư vấn về các thủ tục pháp lý và các chỉ tiêu bảo vệ môi trường tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
  • Bản quyền và sở hữu trí tuệ: Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi sẽ có những ý kiến tư vấn và hỗ trợ soạn thảo tài liệu, thực hiện các thủ tục phù hợp để nhà đầu tư không bị vướng mắc về vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo về được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư liên quan đến vấn đề này.

2. Tư vấn hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư

Tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình soạn thảo và chuẩn bị tài liệu liên quan để xin cấp Giấy Chứng nhận đầu tư:

  • Xây dựng hồ sơ đăng ký đầu tư (Lập dự án đầu tư; tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng liên doanh…);
  • Xem xét và tư vấn cho nhà đầu tư về nội dung của các tài liệu liên quan đến dự án; đại diện và thay mặt nhà đầu tư đàm phán về hồ sơ tài liệu và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến dự án với các đối tác; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ liên quan như dịch, công chứng tài liệu, hợp pháp hoá lãnh sự hồ sơ; đại diện và thay mặt nhà đầu tư trình hồ sơ xin cấp phép và theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ dự án tại cơ quan nhà nước Việt Nam; tư vấn, đại diện nhà đầu tư trao đổi và giải trình với cơ quan nhà nước Việt Nam về các vấn đề liên quan đến dự án để đạt được mức ưu đãi đầu tư cao nhất có thể cho dự án…

3. Hỗ trợ pháp lý sau thành lập:

  • Tư vấn pháp lý trong quá trình hoạt động của dự án đầu tư: bao gồm tư vấn và hỗ trợ nhà đầu tư soạn thảo và chuẩn bị các tài liệu và hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật để thuê đất, thuê văn phòng, tư vấn pháp luật lao động và tuyển dụng, tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam…
  • Cập nhật những văn bản pháp luật mới nhất để cung cấp cho các nhà đầu tư…

IV. Liên hệ luật sư tư vấn Luật đầu tư:

Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn đầu tư có kinh nghiệm, Văn phòng luật sư Quang Thái chúng tôi đảm bảo tính pháp lý và chuẩn mực của quy trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như từ Việt Nam ra nước ngoài.

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh


Bài viết xem thêm