Thành Lập - Giải Thể Doanh Nghiệp

Để cung cấp dịch vụ tư vấn luật tốt hơn cho quý khách cũng như tăng sự chuyên sâu từng lĩnh vực luật, văn phòng luật sư chúng tôi tổ chức chia thành nhiều Tổ tư vấn theo lĩnh vực, chế định pháp luật (mang tính tương đối). Mỗi Tổ tư vấn có những luật sư, chuyên viên pháp lý am hiểu chuyên sâu lĩnh vực phụ trách tư vấn pháp luật và thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý.

Dịch vụ pháp lý về thủ tục kết thành lập doanh nghiệp(thành lập công ty), các vấn đề về pháp lý liên quan đến doanh nghiệp là một trong những Lĩnh vực luật mà chúng tôi có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi có nhóm Luật sư chuyên tư vấn luật và cung cấp dịch pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý khi thành lập doanh nghiệp. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý nhanh nhất cho Quý khách.

I. THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP(THÀNH LẬP CÔNG TY)

Một số loại hình doanh nghiệp phổ biến:

1/ Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Sơ lược về tính pháp lý của loại hình doanh nghiệp này:

  1. Là doanh nghiệp do một  tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu;
  2. Có tư cách pháp nhân;
  3. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp;
  4. Chủ sở hữu toàn quyền quyết định trong việc điều hành của công ty;
  5. Mô hình: Hội đồng thành viên và Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc/Tổng Giám đốc.

2/ Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn hai  thành viên:

Sơ lược về tính pháp lý của loại hình doanh nghiệp này:

  1. Công ty TNHH một thành viên do cá nhân/tổ chức làm Chủ sở hữu;
  2. Số lượng thành viên 2-50 người;
  3. Có tư cách pháp nhân;
  4. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp;
  5. Mô hình: Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty TNHH có trên 11 thành viên phải có Ban kiểm soát.

3/ Thành lập Công ty cổ phần:

Sơ lược về tính pháp lý của loại hình doanh nghiệp này:

  1. Cổ đông có thể là một tổ chức/cá nhân;
  2. Số lượng cổ đông: tối thiểu là 3, không hạn chế số lựợng tối đa;
  3. Có tư cách pháp nhân;
  4. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp;
  5. Được phát hành cổ phiếu;
  6. Mô hình: Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc, Ban Kiểm Soát.

II. THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Hồ sơ gồm:

  1. Quyết định giải thể công ty do chủ sở hữu ký tên;
  2. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả các thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  3. Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
  4. Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể;
  5. Bản chính Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư;
  6. Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết;
  7. Giấy xác nhận của cơ quan Công an về việc hủy con dấu;
  8. Giấy xác nhận về việc hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế;
  9. Giấy xác nhận về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác với cơ quan nhà nước.

III. LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.


Bài viết xem thêm