Bồi thường thiệt hại khi xâm phạm quyền sở hữu

Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải bồi thường thiệt hại:

Bộ luật dân sự quy định: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.

Ngoài chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người thứ ba ngay tình cũng có quyền khởi kiện yêu cầu người đã xác lập giao dịch với mình phải bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền), nếu tài sản bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc trả lại cho người có quyền nhận tài sản đó.

1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dưới góc độ như là một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản phát sinh từ hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công dân, pháp nhân như làm mất, phá huỷ, huỷ hoại tài sản…

Ý nghĩa của chế định bồi thường thiệt hại về tài sản là một mặt, nhằm khôi phục những thiệt hại về vật chất mà người gây thiệt hại đã gây ra cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp; mặt khác, giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác.

2. Các điều kiện khi yêu cầu bồi thường

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu, điều kiện phát sinh khi có đủ các yếu tố:

  • Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật;
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra;
  • Có lỗi của người gây thiệt hại;
  • Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

3. Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là phải toàn bộ, kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật, hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thông tin liên hệ Văn phòng luật sư Quang Thái:

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý của quý khách!


Bài viết xem thêm