GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Hiện nay, tranh chấp hợp đồng vay tài sản là loại tranh chấp thường xẩy ra ở một số nội dung như sau:

1. Hợp đồng vay không có lãi

a) Trường hợp vay tài sản không có lãi và không có thời hạn thì Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm xét xử sơ thẩm.

b) Trường hợp vay không có lãi nhưng có thời hạn:

- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm xét xử sơ thẩm.

- Đối với khoản nợ quá hạn (đến thời điểm trả nhưng chưa trả) thì phải trả lãi theo lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước tại thời điểm xét xử sơ thẩm  (trừ tổ chức tín dụng).

2. Tranh chấp nghĩa vụ trả nợ và trả lãi đối với hợp đồng vay có lãi

a) Đối với hợp đồng vay có lãi không có thời hạn, nhưng đến thời hạn vay người vay không trả hoặc trả không đủ tài sản vay và có tranh chấp về lãi thì giải quyết như sau:

- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm xét xử sơ thẩm.

- Về lãi: tính theo lãi suất tại thời điểm vay (thực hiện lãi suất theo quy định điều 476 BLDS 2005 ) cho đến ngày xét xử sơ thẩm (trừ tổ chức tính dụng).

b) Đối với hợp đồng vay có thời hạn

Hợp đồng vay có thời hạn là khi giao kết hợp đồng các bên có quy định thời điểm kết thúc hợp đồng vay, thời điểm trả lại tài sản cho vay.

Ví vụ:  Ngày 1/2/2013, A cho B vay 100 triệu đồng, lãi suất 2%/tháng đến 1/7/2013  chấm dứt hợp đồng vay, bên B phải trả cho bên A tiền đã cho vay.

Đối với hợp đồng vay có lãi và có thời hạn, nhưng đến thời hạn vay người vay không trả hoặc trả không đủ tài sản vay và có tranh chấp về lãi thì giải quyết như sau:

- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm xét xử sơ thẩm.

- Về lãi:

+ Đối với trong thời hạn vay lãi tính theo lãi suất tại thời điểm vay (thực hiện lãi suất theo quy định điều 476 BLDS 2005).

+ Đối với tài sản vay đến hạn trả nhưng chưa trả hoăc trả chưa đủ thì phải trả lãi theo lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước tại thời điểm xét xử sơ thẩm  (trừ tổ chức tín dụng).

Chú ý: Đối với hợp đồng vay có lãi và có thời hạn: theo khoản 5 Điều 471 BLDS năm 1995 thì đến hạn cho vay mà bên vay không trả tiền vay thì đối với số tiền chậm trả phải trả theo lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng nhà nước tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Nhưng theo khoản 5 Điều 474 BLDS 2005  “... Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ…’’ cho nên theo BLDS 2005 thì tác giả viết phần lãi suất đối với khoản tài sản vay đến hạn chưa trả phải chịu lãi suất cơ bản. Đây là vấn đề chưa hợp lý cho nên Chính phủ đã có tờ trình số 23/TTr-CP ngày 25/3/2008 đề nghị sửa đổi bổ sung bộ luật dân sự năm 2005.


Bài viết xem thêm