I. Tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động là những mâu thuẫn về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể người lao động với người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
II. Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp lao động
1. Việc giải quyết tranh chấp lao động phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thứ nhất:
Việc giải quyết tranh chấp lao động phải công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.Ngoài yêu cầu về tính công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật, việc giải quyết tranh chấp lao động phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng. Chính vì thế pháp luật quy định thời hạn giải quyết tranh chấp lao động ngắn hơn so với thời hạn giải quyết các tranh chấp khác.
- Nguyên tắc thứ hai:
Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định; bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật. Từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, pháp luật quy định việc giải quyết tranh chấp lao động phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm việc tự thương lượng và hòa giải giữa các bên. Việc thương lượng hòa giải giữa các bên không chỉ diễn ra trước khi các bên có đơn yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết mà còn được khuyến khích và chấp nhận cả sau khi các bên đã gởi yêu cầu giải quyết. Việc quy định nguyên tắc này nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
- Nguyên tắc thứ ba:
Việc giải quyết tranh chấp bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Đây là một trong những nguyên tắc đặc thù của việc giải quyết tranh chấp lao động so với việc giải quyết các loại tranh chấp khác.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm:
- Hòa giải viên lao động
Hòa giải viên lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Bao gồm cả tranh chấp lao động tập thể về quyền lẫn tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Gọi chung là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện)
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền. Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, chỉ có Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động mới có thẩm quyền giải quyết. Tranh chấp lao động cá nhân cũng không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Hội đồng trọng tài lao động
Hội đồng trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động cá nhân, Hội đồng trọng tài lao động không có thẩm quyền giải quyết.
- Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
III. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp Lao động
Liên quan đến lĩnh vực giải quyết tranh chấp lao động, chúng tôi có kinh nghiệm:
- Giải quyết Tranh chấp lao động về xác định quy chế lương, thưởng, bảo hiểm trong doanh nghiệp và việc thực hiện các quy chế nói trên;
- Giải quyết Tranh chấp về xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng lao động;
- Tranh chấp quyền và nghĩa vụ các bên khi thanh lý hợp đồng, đơn phương chấm dứt Hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp liên quan trách nhiệm vật chất, kỷ luật lao động;
- Giải quyết tranh chấp liên quan đến học nghề và bồi thường khi vi phạm.
Văn phòng Luật sư Quang Thái cung cấp dịch vụ tư vấn, tranh tụng – giải quyết tranh chấp lao động:
- Tư vấn luật lao động về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải(nếu có);
- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
- Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ - tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ - tài liệu để trình trước Tòa án;
- Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự;
- Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp;
- Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa.
IV. Liên hệ Luật sư
Lĩnh vực tư vấn luật Lao Động, giải quyết tranh chấp trong lao động là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật sư về Lao Động phụ trách tư vấn luật và giải quyết tranh chấp lao động. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho Quý khách hàng.
Quý khách hàng cần thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Luật sư tư vấn Giải quyết tranh chấp lao động: 0912 12 68 12 - 0903 88 80 87
- hoặc có thể gởi yêu cầu cụ thể qua email: tuvan@luatsuquangthai.vn để được luật sư hỗ trợ giải đáp.