Quy định về Tội sử dụng trái phép tài sản theo pháp luật hình sự

I. Tội sử dụng trái phép tài sản.

Điều 142. Tội sử dụng trái phép tài sản (BLHS 2009)

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản (BLHS 2015)

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Tài sản là bảo vật quốc gia;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

II. So sánh điểm khác nhau về tội chiếm đoạt tài sản (điều 142 BLHS 1999 - sửa đổi 2009) và điều Điều 177 BLHS năm 2015.

  • Nâng mức khởi điểm trị giá tài sản đã sử dụng từ 50 triệu đồng lên thành 100 triệu đồng. Như vậy, điều luật đã phi hình sự đối với các hành vi sử dụng trái phép tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  • Bãi bỏ tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" là điều kiện cấu thành tội này; Bổ sung các yếu tố "đã bị xử lý kỷ luật" "hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này " là điều kiện cấu thành tội này.
  • Sửa đổi bổ sung tại khoản 2: Phạm tội nhiều lần sửa thành "Phạm tội 02 lần trở lên"; Bỏ tình tiết "Gây hậu quả rất nghiêm trọng", bổ sung các tình tiết định khung: a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
  • Bãi bỏ tình tiết "Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng ",  bổ sung tình tiết mới " Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên " tại khoản 3.
  • Về hình phạt: nâng hình phạt tiền khởi điểm từ 5 triệu đồng lên 10 triệu đồng ở khoản 1; Bổ sung hình phạt tiền và giảm mức khởi điểm hình phạt tù từ 2 năm xuống còn 01 năm ở khoản 2.

Liên hệ Luật sư

Tư vấn luật về hình sự là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư giỏi về pháp luật hình sự phụ trách tư vấn và tham gia tranh tụng, bào chữa, bảo vệ quyền lợi. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và thực hiện việc bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp cho quý khách.
Luật sư hình sự: 0903888087


Bài viết xem thêm