Tương lai của luật pháp

Tương lai của luật pháp

Luật pháp, giống như chiến tranh, là thực tế không thể tránh khỏi ở cương vị con người. Nhưng tương lai của nó là gì? Tất nhiên, luật pháp là trạng thái không đổi. Điều này được thể hiện một cách độc đáo bởi Thẩm phán lừng danh của Tòa án Tối cao Mỹ Benjamin Cardozo:

Các quy tắc và nguyên tắc hiện hành có thể cung cấp cho chúng ta vị trí hiện tại, các trục, vĩ độ và kinh độ của mình. Quán trọ mà chúng ta trú ngụ qua đêm không phải là điểm kết thúc của cuộc hành trình. Luật pháp, giống như người lữ hành, phải sẵn sàng cho ngày mai. Nó phải có nguyên tắc tăng trưởng.

Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, luật pháp phải ứng phó một cách thỏa đáng với những mối đe dọa mới cũng như phải đối mặt với những thách thức mới, do đó, tăng trưởng và thích ứng là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết. Không nghi ngờ gì nữa, đặc tính của luật pháp đã trải qua những biến đổi sâu sắc trong suốt 50 năm qua nhưng tương lai của nó vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng luật đang chết dần chết mòn, trong khi những người khác lại đưa ra tiên lượng trái ngược cho thấy nhiều dấu hiệu chứng minh sức mạnh trường tồn của luật. Vậy hướng nào là tương lai của luật pháp? Thật kỳ lạ, đều có một số sự thật trong cả hai quan điểm.

Một mặt, qua những tin đồn, sự chấm dứt của luật pháp được phóng đại lên, nhưng cũng có bằng chứng phong phú về sự yếu đuối ở nhiều hệ thống pháp luật tiên tiến. Dấu hiệu của sự yếu đuối đó bao gồm tư nhân hóa luật (hòa giải các vụ việc, thương lượng, ADR, sự trỗi dậy ngoạn mục của các cơ quan quản lý với quyền lực tùy ý mở rộng và sự suy giảm của nhà nước pháp quyền ở một số quốc gia). Mặt khác, đã có một cuộc cách mạng về vai trò của luật pháp cho thấy luật pháp vừa bền vững vừa mạnh mẽ. Bước chuyển đổi này bao gồm mở rộng các xúc tu của luật pháp sang lĩnh vực tư nhân nhằm theo đuổi tính hiệu quả, công bằng xã hội hoặc các mục tiêu chính trị khác; toàn cầu hóa luật pháp và quốc tế hóa luật pháp thông qua Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực và Liên minh châu Âu; dùng sự tác động có quy mô lớn của công nghệ đối với luật pháp.

Chương này sẽ cố gắng khám phá một số thay đổi lớn trong xã hội đương đại và những thách thức đáng kể mà xã hội đương đại đặt ra đối với luật pháp.

Luật pháp và sự thay đổi

Đã có nhiều nỗ lực trong việc lập biểu đồ quá trình phát triển của luật pháp. Các nhà sử học pháp lý đã tìm cách xác định các đặc điểm trọng tâm trong quá trình phát triển của luật, và do đó, sắp xếp các giai đoạn xã hội khác nhau theo chiều dọc của quá trình phát triển liên tục. Vào cuối thế kỷ 19, học giả lỗi lạc Sir Henry Maine cho rằng luật pháp và xã hội trước đây đã phát triển “từ địa vị xã hội rồi thành hợp đồng”. Nói cách khác, trong thế giới cổ đại, các cá nhân bị ràng buộc bởi địa vị xã hội theo nhóm truyền thống, trong khi ở các xã hội hiện đại, các cá nhân được coi là những cá thể tự trị, được tự do ký kết hợp đồng và thành lập hội nhóm với bất kỳ ai họ chọn.

Tuy nhiên, một số người nhận thấy có sự đảo chiều trong xu hướng này và ở nhiều trường hợp, quyền tự do hợp đồng không hiển nhiên như tính thực tế. Ví dụ, người tiêu dùng có sự lựa chọn nào khi đối mặt với một hợp đồng dạng tiêu chuẩn (hoặc hợp đồng định sẵn) đối với dịch vụ viễn thông, điện hoặc các tiện ích khác? Khi được một công ty đa quốc gia mời làm việc và đưa ra hợp đồng mẫu theo tiêu chuẩn, đâu là vị trí của người lao động nếu họ cố gắng thương lượng lại các điều khoản? Đúng là nhiều hệ thống pháp luật tiên tiến đang tìm cách cải thiện vị thế thương lượng của cá nhân thông qua nhiều hình thức pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Song, khi một người nhẹ cân bước lên võ đài đấu với người nặng ký, kết quả hiếm khi khó đoán định. Vị thế” liệu có thuộc về vị trí của người tiêu dùng hoặc người lao động?

Sự phát triển của các hệ thống pháp luật cũng rèn luyện trí óc của các nhà lý thuyết xã hội. Những ý tưởng của Max Weber đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy về luật và sự phát triển của luật. Ông đã phát triển sự phân loại luật” dựa trên các phạm trù khác nhau của tư tưởng pháp lý. Trọng tâm của nó là ý tưởng về “tính hợp lý”. Ông phân biệt giữa hệ thống pháp lý “hình thức” và hệ thống pháp lý thực tế. Cốt lõi của sự khác biệt này là mức độ hệ thống “tự cung tự cấp nội bộ”, tức là các quy tắc và thủ tục được yêu cầu để ra phán quyết sẽ có sẵn trong hệ thống. Thứ hai, ông rút ra sự phân biệt giữa hệ thống “hợp lý”“phi lý”. Điều này mô tả cách áp dụng các quy tắc và thủ tục pháp lý. Mức độ hợp lý cao nhất sẽ đạt được khi tất cả các mệnh đề pháp lý tạo thành một hệ thống quy tắc nội bộ, rõ ràng về mặt logic, theo đó mọi sự kiện hoặc tình huống có thể nhận thức được đều sẽ đưa vào đó.

Weber đưa ra ví dụ hệ thống pháp lý phi lý về mặt hình thức, đấy là hiện tượng xét xử bằng cách thử tội mà trong đó, tội lỗi được xác định qua lời cầu nguyện gửi tới thế lực siêu nhiên nào đấy. Một ví dụ về sự bất hợp lý cơ bản ở mặt pháp lý là khi thẩm phán phán quyết một vụ án chỉ dựa trên ý kiến cá nhân mà không có bất kỳ sự tham chiếu nào đến các quy tắc. Theo Weber, phán quyết của thẩm phán về cơ bản là hợp lý nếu ông ấy không chỉ đề cập đến các quy tắc mà còn đề cập đến các nguyên tắc đạo đức hoặc các khái niệm công lý. Cuối cùng, khi thẩm phán xác nhận một hệ thống học thuyết bao gồm các quy tắc và nguyên tắc pháp lý thì hệ thống đó tạo thành sự hợp lý hình thức mang tính pháp lý logic. Điều này hướng đến ý tưởng của Weber về sự phát triển của thuyết tiến hóa pháp lý.

Tuy nhiên, ở nhiều xã hội, mô hình của Weber về hệ thống pháp luật hợp lý, toàn diện và chặt chẽ đã bị phá hoại bởi sự gia tăng nhanh chóng của kiểm soát hành chính. Có sự mở rộng đáng kể về thẩm quyền của các cơ quan hành chính. Những cơ quan này, thường là những tổ chức có quy chế, được trao cho những quyền hạn tùy nghi rộng rãi. Và trong một số trường hợp, các phán quyết của họ hoàn toàn được miễn giám sát tư pháp.

Ví dụ, ở một số quốc gia châu Âu, việc tư nhân hóa các ngành công nghiệp quốc hữu hóa trước đây (như tiện ích công cộng và viễn thông) đã tạo ra một loạt các cơ quan quản lý có quyền điều tra, đưa ra các quy tắc và áp dụng các hình phạt. Các tòa án thông thường có thể bị gạt ra ngoài lề, và do đó, vai trò của luật pháp tự nó trở nên méo mó. Sự phát triển này như thể mối đe dọa đối với thẩm quyền và tính công khai của các tòa án. Hơn nữa, việc mở rộng quyền lực tùy nghi làm suy giảm sự nhấn mạnh của nhà nước pháp quyền đối với việc tuân thủ các quy tắc chỉ rõ về các quyền và nhiệm vụ của cá nhân. Quy định tùy nghi giống với quan niệm của Weber về sự hợp lý ở mặt pháp lý thực tế, trong khi tư tưởng về nhà nước pháp quyền thể hiện sự hợp lý về mặt pháp lý hình thức.

Trong số các lý thuyết cấp tiến về sự phát triển luật pháp, tư tưởng của chủ nghĩa Mác cho rằng luật pháp đến cuối cùng sẽ biến mất hoàn toàn. Dự đoán này dựa trên tư tưởng của chủ nghĩa lịch sử: sự tiến hóa xã hội được giải thích bằng các lực lượng lịch sử không thể lay chuyển được. Marx và Engels đưa ra lý thuyết “chủ nghĩa duy vật biện chứng”, lý thuyết này giải thích sự mở ra của lịch sử theo sự phát triển của một luận điểm, đối lập (hay phản đề) của nó và từ mâu thuẫn tiếp theo, sẽ giải quyết nó trong sự tổng hòa. Marx cho rằng mỗi thời kỳ phát triển kinh tế đều có một hệ thống giai cấp tương ứng. Chẳng hạn, trong thời kỳ sản xuất thủ công, chế độ phong kiến ​​đã tồn tại. Khi việc sản xuất bằng nhà máy hơi nước phát triển, chủ nghĩa tư bản thay thế chế độ phong kiến. Giai cấp được xác định bởi tư liệu sản xuất và do đó, giai cấp của một cá nhân phụ thuộc vào mối quan hệ của người đó với tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx dựa trên thực tế là tư liệu sản xuất được xác định về mặt vật chất; nó có tính biện chứng, một phần nữa là ông nhận thấy mâu thuẫn không thể tránh khỏi giữa hai giai cấp thù địch. Đến cuối cùng, một cuộc cách mạng sẽ xảy ra vì phương thức sản xuất tư sản dựa trên tư hữu cá nhân và cạnh tranh không có kế hoạch, đối lập với tính chất xã hội ngày càng phi cá nhân hóa của lao động sản xuất trong nhà máy. Theo ông dự đoán, giai cấp vô sản sẽ nắm giữ tư liệu sản xuất và thiết lập một “chế độ chuyên chính của giai cấp vô sản”, rồi theo thời gian, nó sẽ bị thay thế bởi một xã hội cộng sản vô giai cấp, trong đó luật pháp cuối cùng sẽ “tàn lụi”. Vì luật pháp là phương tiện áp bức giai cấp nên nó không còn cần thiết trong một xã hội không có giai cấp. Đây là tinh thần lập luận mà Marx áp dụng lần đầu tiên trong các bài viết của mình và được Lenin nhắc lại. Trong phiên bản phức tạp hơn, luận điểm tuyên bố: sau cuộc cách mạng vô sản, nhà nước tư sản sẽ bị gạt sang một bên và thay thế bằng chế độ chuyên chính của giai cấp vô sản. Xã hội, sau khi thủ tiêu sự kháng cự của bọn phản động, sẽ không còn cần đến luật pháp hay nhà nước nữa: luật pháp hay nhà nước sẽ “lụi tàn đi”.

Nhưng dự đoán khả quan này dựa trên một phương trình luật khá thô thiển với sự đàn áp cưỡng bức giai cấp vô sản. Nó xem nhẹ thực tế là cơ quan pháp luật không chỉ phục vụ đáng kể các chức năng khác mà thậm chí hoặc đặc biệt là ở xã hội cộng sản, vẫn cần đòi hỏi luật pháp để hoạch định và điều tiết nền kinh tế. Tuyên bố những biện pháp này không phải là“luật” nhằm khơi gợi sự hoài nghi.

Dù lý thuyết nào được áp dụng để giải thích cách thức và hình thức thay đổi của luật pháp thì cũng không thể phủ nhận tương lai của luật pháp đang bị bủa vây với hàng loạt thách thức khó khăn. Vậy khó khăn lớn nhất nằm ở đâu?

Những thách thức nội tại

Ngoài việc quy định vấn đề quan liêu và sự tùy tiện nó thường xuyên tạo ra (đã thảo luận ở trên), còn có một số câu hỏi hóc búa khác mà hệ thống pháp luật ở khắp mọi nơi cần phải đối mặt. Một số được đề cập trong Chương 2. Trong đó, dễ thấy nhất là cái được gọi là “cuộc chiến chống khủng bố”. Không cần quá nhiều nhận thức cũng có thể nhận ra trong khoảng thời gian chưa đầy một thập kỷ, nhiều hệ thống pháp luật đang phải đối mặt với vô vàn các vấn đề khác nhau nhằm kiểm tra các giá trị cốt lõi của chúng. Làm thế nào những xã hội tự do có thể dung hòa giữa cam kết tự do với sự cấp thiết trong việc phải đương đầu với các mối đe dọa phá hoại chính nền tảng tự do đó? An ninh tuyệt đối rõ ràng là điều không thể đạt được, ngay cả sự bảo vệ chừng mực nhằm chống lại khủng bố cũng phải trả giá. Ngày nay, kiểm tra an ninh là điều chắc chắn được đòi hỏi và không hành khách nào di chuyển bằng đường hàng không mà không biết đến chi phí về sự trì hoãn cũng như bất tiện của việc kiểm tra an ninh này. Mặc dù tội phạm không bao giờ có thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng công nghệ hiện đại đã cung cấp công cụ cực kỳ hữu ích để ngăn chặn và bắt giữ những kẻ phạm tội. Ví dụ, camera truyền hình cáp (CCTV) có thể giám sát các hoạt động bất hợp pháp, những đoạn ghi lại như vậy cung cấp cho công tố viên bằng chứng mạnh mẽ trước tòa nhằm chống lại tên tội phạm đã bị ghi hình. Vậy ở phạm vi nào, luật pháp nên chấp nhận hình thức giám sát này? Xem xét ví dụ sau, nó giúp minh chứng sự khó khăn và sự “cân bằng” không thể tránh khỏi giữa các quyền cạnh tranh mà vốn dĩ đây là đặc điểm dễ thấy của luật hiện đại.

Tôi thích ô tô của mình. Nó không có gì đặc biệt: nhưng phần thân màu bạc của nó mang lại cho tôi cảm giác dễ chịu. Cách đây vài ngày, khi chuẩn bị mở cửa, tôi nhận thấy một vết xước sâu kéo dài dọc theo thành xe. Một chiếc chìa khóa hoặc có thể là chiếc tuốc nơ vít đã kéo lê trên bề mặt kim loại của xe. Cũng có vết xước tương tự trên nắp đậy ô tô. Tôi giận dữ. Không khác gì nhân vật trong phim, tôi lùng sục khắp vùng lân cận với hy vọng mong manh tìm thấy dấu vết của kẻ phá hoại, khuôn mặt tôi lúc đó hẳn thích hợp xếp vào nhóm biểu cảm với sự phẫn nộ dã man. Nhưng tên vô lại ấy đã đi từ lâu. Tôi đoán hành vi phạm tội được thực hiện trong đêm. Tôi không thể làm gì hơn ngoài việc tự trách. Chiếc xe đã được đỗ ở khu vực dễ quan sát nhưng rõ ràng điều đó không có tác dụng ngăn chặn nó bị phá hoại. Ngay lập tức tôi than thở, tại sao không có camera CCTV nào gần đó để ghi lại danh tính của tên tội phạm? Tôi muốn hắn ta bị bắt và bị trừng phạt.

Có lẽ, chỉ là một ví dụ vụn vặt về thiệt hại hình sự nhưng thật ngây thơ khi không nghĩ đến hầu hết mọi người sẽ ủng hộ các biện pháp có thể ngăn chặn tội phạm thành công, đặc biệt là kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001, đối với các hành vi khủng bố. Chắc chắn, một tên khủng bố, không kém gì tên du côn đã làm hỏng xe của tôi, sẽ bị cản trở bởi camera giám sát nhằm ghi lại mọi hành động của hắn? Các công dân tuân thủ pháp luật phải cảm thấy an toàn hơn khi biết hoạt động giám sát này đang diễn ra. Và tại sao không? Các cuộc thăm dò ý kiến đã xác nhận sự ủng hộ rộng rãi từ họ. Ngoài kẻ cướp, kẻ bắt cóc hoặc kẻ đánh bom, còn ai có ​​điều gì phải sợ khi các hoạt động của mình bị giám sát ở những nơi công cộng? Và không dừng lại tại đó, những tiến bộ công nghệ làm cho việc theo dõi các giao dịch tài chính và liên lạc qua email của một cá nhân trở nên đơn giản. Sự ra đời của thẻ ID “thông minh”, sử dụng sinh trắc học và cách thức định giá điện tử đã thể hiện những bước phát triển lớn trong các phương pháp giám sát. Chỉ những kẻ ác tâm mới có thể phản đối một cách hợp pháp những phương pháp kiểm soát tội phạm hiệu quả này. Liệu quan điểm mang tính khuyên giải này có đúng không?

Ảnh 18. Camera CCTV kiểm soát đường phố của nhiều thành phố

Không đủ khả năng để đối đầu những kẻ khủng bố, vậy để có được an ninh, chúng ta sẵn sàng đánh đổi tự do của mình đến mức nào? Ngay sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, các chính trị gia, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, đã tìm cách tăng cường quyền hạn của nhà nước trong việc giam giữ các nghi phạm để thẩm vấn, chặn thông tin liên lạc và giám sát hoạt động của những người có thể tham gia vào khủng bố. Luật pháp phải đối mặt với những khó khăn dữ dội ở đây. Những quyền lực hà khắc không thể tránh khỏi trong thời kỳ chiến tranh: quyền bắt giữ và giam giữ tùy tiện, bỏ tù mà không cần xét xử, xét xử bí mật và những quyền tương tự. Một xã hội tự do có thể chịu đựng những hành vi xâm phạm quyền tự do này trong bao lâu? Những thiệt hại lâu dài nào có thể gây ra đối với nhà nước pháp quyền và quyền cá nhân? Pháp luật có thể tiếp tục bảo vệ công dân hay công dân có còn cần đến sự bảo vệ của pháp luật? Các tòa án có thể hoạt động như bức tường thành chống lại những cuộc tấn công vào sự tự do này không?

Ví dụ sinh động về một xã hội đã nỗ lực toàn diện chấm dứt “chủ nghĩa khủng bố” là quốc gia chịu nạn phân biệt chủng tộc Nam Phi. Các đạo luật nặng tay đã làm cho cơ chế lập pháp xâm nhập đáng kể vào thẩm quyền của các tòa án trong lĩnh vực tự do dân sự. Việc loại bỏ thẩm quyền của cơ quan tư pháp đối với thực thi quyền hành pháp trong một loạt các trường hợp đã làm suy yếu đáng kể quyền hạn của các thẩm phán. Phạm vi của quyền tự do hành pháp ngày càng gia tăng, song do không được kiểm soát trong các vấn đề tự do cơ bản như giam giữ, trục xuất, cấm đoán và kiểm duyệt, nó đã làm suy yếu các thành viên của cơ quan tư pháp, khiến họ trở thành những khán giả bất lực trong hoạt động hành chính. Đây là sự xuyên tạc lố bịch theo cách gọi của họ. Hơn nữa, ngay cả khi thẩm phán đủ can đảm để giải thích luật theo hướng ủng hộ sự tự do thì trên thực tế, ông ấy vẫn có thể nản lòng bởi pháp luật đã làm mất đi tác dụng của mọi nỗ lực ở ông.

Động cơ ít quan trọng hơn của sự thay đổi luật pháp là quốc tế hóa hoặc toàn cầu hóa luật pháp. Thế giới đã chứng kiến những leo thang về sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc) hoặc các tổ chức khu vực (như Liên minh châu Âu). Các nguồn luật này làm giảm thẩm quyền của nội luật. Về tác động của McDonald’s đối với các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh vốn ảnh hưởng đến đặc tính của ngành ngân hàng, đầu tư, thị trường tiêu dùng,… luật pháp không cho nó là dư thừa. Tất cả đều có tác động trực tiếp đến quy định của pháp luật.

Hơn thế nữa, được thảo luận ở Chương 2, hầu hết các hệ thống pháp luật phải đối mặt với những tình huống khó xử chưa được giải quyết trong một số lĩnh vực. Một vài trong số những vấn đề này đã được đề cập ở đó. Chúng đều mang tính thực chất và thủ tục, bao gồm các vấn đề liên quan đến hệ thống tư pháp hình sự. Tương lai của phiên tòa hình sự là gì khi đối mặt với các tội phạm thương mại phức tạp, thường liên quan đến các bí quyết sản xuất phức tạp? Phiên tòa xét xử của bồi thẩm đoàn có phù hợp trong những trường hợp này không, hay phù hợp với tất cả các trường hợp? So với cách tiếp cận đối nghịch là thông luật, hệ thống thẩm tra dân luật có thích hợp hơn không? Ở nhiều khu vực pháp lý, việc tiếp cận luật pháp mang tính chắp vá. Không phải lúc nào người nghèo cũng được tiếp cận đầy đủ với tòa án và các thể chế giải quyết tranh chấp khác. Đối với luật tư nhân, có không ít vấn đề hóc búa hơn. Ví dụ, nhiều hệ thống pháp luật phải vật lộn với câu hỏi khó về bồi thường thương tích cá nhân cũng như tác dụng của bảo hiểm đối với việc giải quyết thiệt hại.

Bản thân luật pháp không bao giờ có thể tự chuyển đổi hoặc bảo tồn trật tự xã hội và giá trị của nó, song luật pháp có khả năng tác động và định hình thái độ. Những nỗ lực nhằm đạt được công bằng xã hội thông qua luật pháp không phải là sự thành công thiếu tư cách pháp lý. Chẳng hạn, các đạo luật cấm phân biệt chủng tộc chỉ thể hiện bước tiến khiêm tốn trong mục tiêu bình đẳng. Mặc dù rất ít việc có thể đạt được nếu không có sự can thiệp của pháp luật nhưng bên cạnh đó, cũng cần phải thừa nhận các giới hạn của luật pháp. Ngày càng có xu hướng hợp pháp hóa các vấn đề đạo đức và xã hội, thậm chí các giá trị làm nền tảng cho các hệ thống pháp luật dân chủ phương Tây và các thể chế của chúng còn được cho rằng có thể xuất qua hoặc truyền sang các nước kém phát triển một cách hiệu quả. Đây có thể là góc nhìn của xã hội lý tưởng (Utopian view). Không kém phần lạc quan khi đề xuất phát triển kinh tế nhất thiết phải tiên liệu trước sự tôn trọng đối với nhân quyền, như trường hợp của Trung Quốc thường được đưa ra tranh luận.

Chính phủ hiện đại tán thành các chương trình lập pháp đầy tham vọng, thường xuyên tiến gần đến công trình xã hội. Pháp luật thực sự có thể cải thiện xã hội, chống lại sự phân biệt đối xử và bất công ở mức độ nào? Hay các tòa án là phương tiện thích hợp hơn để thay đổi xã hội? Ở Hoa Kỳ, Tòa án Tối cao mạnh mẽ có quyền tuyên bố các đạo luật là vi hiến, cơ quan lập pháp không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuân theo, như đã làm sau vụ án nổi tiếng của Brown kiện Board of Education of Topeka vào năm 1954. Tòa án nhất trí tuyên bố thành lập các trường công lập dành riêng cho học sinh da đen và da trắng là việc “vốn dĩ không bình đẳng”. Phán quyết mang tính bước ngoặt này đã mở ra cánh cửa (theo nghĩa đen) cho sự hội nhập và sự ra đời của Phong trào Dân quyền. Mặc dù sự phân biệt đối xử luôn tồn tại nhưng ít ai có thể phủ nhận vụ việc đã thay đổi luật pháp – và xã hội – theo hướng tốt hơn.

Mật mã Da Vinci

Sẽ đến lúc những người như tôi nhìn vào việc giết động vật (khác) cũng giống như họ bây giờ nhìn vào việc giết người.

Leonardo da Vinci

Ảnh 19. Bất kể địa vị pháp lý mà chúng ta dành cho động vật, trở ngại lớn thực sự trong việc bảo vệ phúc lợi của chúng là thực thi pháp luật không thỏa đáng

Nếu không thực thi hiệu quả, luật pháp không thể hoàn thành khát vọng cao cả của nó. Điển hình, pháp luật nghiêm cấm hành vi tàn ác với động vật. Giải phẫu sống, nuôi lấy thịt, thuộc da để bán, săn bắn, đặt bẫy, phục vụ rạp xiếc, sở thú và trường đua ngựa chỉ là một số hoạt động đơn thuần, ngoại trừ việc cố ý trực tiếp gây đau đớn cho động vật và do đó, gây nên sự bất hạnh và đau khổ cho hàng triệu sinh vật trên thế giới mỗi ngày. Các đạo luật chống sự tàn ác đã được ban hành ở nhiều khu vực pháp lý nhưng trong trường hợp không được thực thi nghiêm túc, các đạo luật này hầu như chỉ tạo thành lời hứa suông. Việc thực thi là một rào cản lớn: bởi việc phát hiện phần lớn phụ thuộc vào các thanh tra viên thiếu năng lực bắt giữ, các công tố viên hiếm khi coi các vụ hành hạ động vật dã man là ưu tiên hàng đầu và các thẩm phán hiếm khi đưa ra hình phạt thích đáng, chứ không phải do bản thân hình phạt theo luật định chưa đủ nghiêm ngặt.

Trong một thế giới ngày càng âu lo, xu hướng dễ hiểu là tìm đến luật pháp nhằm giải quyết các mối đe dọa đa dạng đối với tương lai chúng ta. Trong những năm gần đây, nguy cơ ô nhiễm, suy giảm tầng ozone, sự nóng lên toàn cầu và các mối đe dọa khác đối với sự tồn tại của nhiều loài động vật, sinh vật biển, chim và thực vật ngày càng cao. Ngày càng nhiều bang hơn ban hành luật để cố gắng hạn chế hoặc kiểm soát sự hủy diệt hành tinh. Tuy nhiên, luật pháp thường cho thấy nó là công cụ khá cùn. Ví dụ, trong trường hợp một công ty chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây ô nhiễm, việc kết tội phụ thuộc vào bằng chứng những người điều hành công ty có kiến ​​thức hoặc ý định cần thiết về việc gây ô nhiễm. Song, ai cũng biết điều này rất khó chứng minh. Ngay cả khi những hành vi đó là tội phạm phải chịu trách nhiệm nghiêm khắc thì việc xử phạt của tòa án cũng chỉ có tác dụng răn đe hạn chế. Nhiều hiệp ước, công ước và tuyên bố quốc tế ở hầu hết mọi khía cạnh của bảo vệ môi trường có thể là hiệu quả hơn, tuy nhiên, đối với luật, trở ngại có thể dự đoán được là việc thực thi hiệu quả.

Luật và sự đau khổ của động vật

Ngày này sẽ đến, khi phần còn lại của sinh vật được tạo ra có những quyền mà không bao giờ bị tước đoạt khỏi chúng bởi bàn tay bạo quyền. Người Pháp hoàn toàn nhận thức được da đen không phải lý do để một người bị ruồng bỏ bởi không chịu khuất phục trước cái giá của kẻ hành hạ. Có thể đến một ngày nào đó, ta nhận ra số lượng đôi chân, lớp lông nhung da thuộc, hoặc phần cuối của xương cùng không đủ làm lý do để bỏ mặc những sinh vật dễ bị thương tổn phải chịu chung số phận. Có nên chỉ ra thêm nữa những điều mà chúng không thể vượt qua? Khả năng lý luận hay có lẽ, là khả năng diễn thuyết? … [C]húng không hề có. Chúng có thể lý luận sao? Hay chúng có thể nói chuyện? Nhưng chúng có biết đau khổ không? Tại sao luật pháp phải từ chối bảo vệ bất kỳ sinh vật dễ bị thương tổn nào? … Sẽ đến lúc nhân loại mở rộng áo choàng của mình để che chở cho những sinh vật biết thở…

Jeremy Bentham, Introduction to the Principles of Morals and Legislation

Những thách thức về công nghệ

Không có gì mới trong sự đấu tranh ở luật pháp nhằm bắt kịp công nghệ. Tuy nhiên, 20 năm đã qua chứng kiến ​​một sự thay đổi chưa từng có của cuộc cạnh tranh. Nỗi băn khoăn về kỹ thuật số dễ dàng sinh ra cảnh báo và lo lắng. Sự xuất hiện của công nghệ thông tin, là một ví dụ rõ ràng, đã đặt ra những thách thức to lớn đối với luật pháp. Các nỗ lực pháp lý nhằm kiểm soát Internet, hoạt động hoặc nội dung của nó, đã không thành công. Thật vậy, trong suy nghĩ của nhiều người, tình trạng vô chính phủ và khả năng chống lại sự điều tiết của chính phủ chính là sức mạnh và sức hấp dẫn của Internet. Nhưng liệu không gian mạng có nằm ngoài quy định? Học giả pháp lý nổi tiếng Lawrence Lessig đã lập luận một cách thuyết phục Internet dễ bị kiểm soát, không nhất thiết phải theo luật mà thông qua cấu tạo cơ bản của nó, “mã” của Internet: phần mềm và phần cứng cấu thành không gian mạng. Ông gợi ý mã đó có thể tạo ra một nơi mà tự do chiếm ưu thế hoặc một trong những nơi bị kiểm soát đến ngột ngạt. Thật vậy, những suy xét mang tính thương mại ngày càng khiến không gian mạng có thể tuân theo quy định một cách dứt khoát; nó đã trở thành nơi mà hành vi được kiểm soát chặt chẽ hơn so với trong không gian thực. Cuối cùng, Lawrence Lessig bày tỏ, vấn đề chúng ta cần xác định là lựa chọn một trong những cách cấu ​​trúc: loại mã nào sẽ chi phối không gian mạng và ai sẽ kiểm soát nó? Ở khía cạnh này, vấn đề pháp lý trọng tâm là mã. Chúng ta cần chọn các giá trị và nguyên tắc làm sống dậy mã đó.

Thông tin không đơn thuần chỉ là sức mạnh. Nó là vấn đề lớn. Trong những năm gần đây, phát triển nhanh nhất của thương mại quốc tế là khu vực dịch vụ. Nó chiếm hơn một phần ba thương mại thế giới – và đang tiếp tục mở rộng. Thông tin, với tư cách là đặc điểm trọng tâm của những xã hội công nghiệp hóa hiện đại, rất bình thường khi xác định các xã hội này phụ thuộc vào việc lưu trữ thông tin. Tất nhiên, sử dụng máy tính tạo điều kiện cho việc thu thập, lưu trữ, truy xuất và chuyển giao thông tin hiệu quả và tốc độ cao hơn đáng kể. Những chức năng thường nhật của nhà nước cũng như các cơ quan tư nhân đòi hỏi phải liên tục cung cấp dữ liệu về các cá nhân nhằm quản lý hiệu quả nhiều dịch vụ không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại và mong đợi của người dân. Theo đó, chỉ đề cập đến những ví dụ dễ thấy nhất, việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, phòng ngừa và phát hiện tội phạm của các cơ quan thực thi pháp luật thừa nhận cần khả năng truy cập một lượng lớn dữ liệu và vì thế, đòi hỏi sự sẵn sàng công khai thông tin nhằm cung cấp dữ liệu. Tương tự trong khu vực tư nhân, việc cung cấp tín dụng, bảo hiểm và việc làm đã tạo nên sự đói khát thông tin gần như vô độ.

Big Brother – Kẻ độc tài

Tương lai khó có thể chứng kiến ​​sự leo thang về quyền riêng tư của chúng ta. Liệu pháp luật có thể kiềm chế không sa vào cơn ác mộng Orwellian – tính từ mô tả sự hủy hoại phúc lợi của một xã hội tự do và cởi mở? Thu thập dữ liệu giao dịch theo kiểu “công nghệ thấp” đã trở nên phổ biến trong cả khu vực công và tư. Ngoài việc giám sát thông thường bằng camera quan sát ở những nơi công cộng, việc giám sát điện thoại di động, nơi làm việc, xe cộ, thông tin liên lạc điện tử và hoạt động trực tuyến ngày càng được coi trọng ở hầu hết các xã hội tiên tiến. Ví dụ, sử dụng thiết bị giám sát ngày càng gia tăng ở nơi làm việc không chỉ thay đổi đặc điểm của môi trường đó mà còn thay đổi bản chất của những gì chúng ta làm và cách chúng ta làm chúng. Nhận thức các hoạt động của mình đang bị giám sát hoặc có thể bị giám sát sẽ làm suy yếu quyền tự chủ về tâm lý và cảm xúc của chúng ta. Thật vậy, hướng tới giám sát điện tử có thể thay đổi cơ bản các mối quan hệ và danh tính của chúng ta. Trong một thế giới như thế, người lao động ít có khả năng chấp hành nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả. Nếu điều đó xảy ra, đến cuối cùng, nhà tuyển dụng phải làm ngược lại để đảm bảo đạt được chính xác những gì mình hy vọng.

Việc dự đoán về quyền riêng tư không được khuyến khích; tương lai sẽ có nhiều sự xâm phạm tinh vi và đáng báo động hơn nữa vào cuộc sống riêng tư của chúng ta, bao gồm sử dụng nhiều hơn sinh trắc học và các tìm kiếm nâng cao cảm biến như giám sát vệ tinh, xuyên qua tường và quần áo, các thiết bị “thông minh siêu nhỏ như hạt bụi (cảm biến cơ điện tử vi mô không dây cực nhỏ (MEMS) có thể phát hiện mọi thứ từ ánh sáng đến rung động). Những cái gọi là motes – hạt bụi” này – nhỏ như một hạt cát – thu thập dữ liệu và có thể gửi qua radio băng tần hai chiều giữa các motes cách xa tới 1.000 feet.

Ảnh 20. Chủ tịch Đảng Sinn Fein, Gerry Adams, phô bày thiết bị nghe gọi tinh vi và thiết bị theo dõi kỹ thuật số được phát hiện trong một chiếc ô tô mà đảng này sử dụng

Khi không gian mạng ngày càng trở thành lĩnh vực nguy hiểm, chúng ta phải nghiên cứu hàng ngày các vụ tấn công mới và đáng báo động đối với người sử dụng nó. Sa vào sự giám sát lan tràn đồng nhất với nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng, chúng được thể hiện rõ trước ngày 11 tháng 9 về khả năng đáng lo ngại của công nghệ mới có thể làm suy yếu quyền tự do của chúng ta. Tất nhiên, các báo cáo về tính mong manh của quyền riêng tư đã được đưa ra ít nhất trong một thế kỷ. Nhưng trong thập kỷ qua, đã có giả định về một hình thức khẩn cấp hơn. Và đây là một nghịch lý. Một mặt, những tiến bộ gần đây của sức mạnh máy tính bị chỉ trích công khai là kẻ thù không đội trời chung với bất kỳ dấu vết nào vẫn còn tồn tại của quyền riêng tư. Mặt khác, Internet được ca ngợi như một xã hội lý tưởng. Trong hai tuyên bố khá khoa trương này, có gì đó gần với sự thật, song chỉ là lời khẳng định sáo rỗng nếu khinh suất trông chờ vào các giải pháp hợp lý cho những vấn đề mà chúng bao hàm. Đối với tương lai của quyền riêng tư, ít nhất, có chút nghi ngờ về những vấn đề pháp lý đang thay đổi trước mắt chúng ta. Và nếu như, trong thế giới phẳng nguyên tử, chúng ta chỉ đạt thành công hạn chế trong việc bảo vệ các cá nhân chống lại sự giám sát chặt chẽ, thì so với trong thế giới nhị phân mới, liệu có bao nhiêu phần triển vọng tốt hơn?

Khi an ninh của chúng ta bị vây hãm, theo đó – tất yếu – là quyền tự do của chúng ta bị bao vây. Một thế giới mà mọi chuyển động bị giám sát sẽ làm xói mòn chính sự tự do mà sự giám sát ấy đã tính toán bảo vệ. Đương nhiên, chúng ta cần đảm bảo chi phí xã hội sử dụng các phương tiện tăng cường an ninh không vượt quá lợi ích xã hội. Do đó, hệ quả không mấy ngạc nhiên khi lắp đặt camera quan sát trong bãi đỗ xe, trung tâm mua sắm, sân bay và những nơi công cộng khác chỉ là sự di dời tội phạm; người phạm tội đơn giản là dời đến một nơi khác thực hiện tội phạm. Và ngoài những cánh cửa mà sự xâm phạm này mở ra cho chủ nghĩa độc tài, một xã hội bị giám sát có thể dễ dàng tạo ra bầu không khí ngờ vực và hoài nghi, giảm đi sự tôn trọng đối với luật pháp và những người thực thi nó, việc tăng cường truy tố những hành vi phạm tội dễ bị ảnh hưởng bởi khó phát hiện và kiểm chứng.

Mặc dù luật bảo vệ dữ liệu đã được ban hành ở hơn 30 khu vực pháp lý nhưng phạm vi của nó vẫn bị hạn chế. Cốt lõi nằm ở chỗ nếu không vì mục đích chính đáng và không được sự đồng ý của cá nhân liên quan thì không nên thu thập dữ liệu nhận dạng về cá nhân đó. Ở mức trừu tượng cao hơn một chút, gói gọn nguyên tắc mà Tòa án Hiến pháp Đức gọi là “quyền tự quyết thông tin” – một tiền đề thể hiện lý tưởng dân chủ cơ bản. Song, phần nào đó, ban hành luật bảo vệ dữ liệu chỉ được thúc đẩy bởi chủ nghĩa vị tha. Công nghệ thông tin mới làm tan rã biên giới quốc gia; lưu lượng truy cập quốc tế trong dữ liệu cá nhân là tính năng thông thường của đời sống thương mại. Bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Quốc gia A, trong một thế giới kỹ thuật số, sẽ là vô nghĩa khi dữ liệu đó được truy xuất trên một máy tính ở Quốc gia B mà tại đấy, không có việc kiểm soát sử dụng dữ liệu. Do đó, các quốc gia có luật bảo vệ dữ liệu thường cấm việc chuyển dữ liệu đến các quốc gia thiếu chúng. Thật vậy, Liên minh Châu Âu đã đưa ra một trong số các chỉ thị rõ ràng nhằm tìm cách hủy bỏ các “thiên đường dữ liệu”. Nếu không có luật bảo vệ dữ liệu, các quốc gia có nguy cơ bị loại khỏi ngành kinh doanh thông tin hiện đang mở rộng nhanh chóng.

Trọng tâm của các luật này là hai quy tắc cốt lõi của việc thực hiện thông tin công bằng: nguyên tắc “giới hạn sử dụng”định rõ mục đích”. Chúng đòi hỏi sự trẻ hóa ở những nơi chúng đã tồn tại và áp dụng khẩn cấp ở những nơi chúng không tồn tại (dễ thấy nhất và không thể phủ nhận chính là ở Hoa Kỳ). Hơn thế nữa, chúng còn cung cấp các biện pháp bảo vệ bổ sung cho quyền riêng tư cá nhân trong không gian mạng.

Tương lai quyền riêng tư phụ thuộc phần lớn vào khả năng của pháp luật trong việc hình thành một định nghĩa đầy đủ và rõ ràng về chính khái niệm này. Đây không chỉ là hệ quả của sự mơ hồ cố hữu về khái niệm quyền riêng tư mà còn bởi “quyền riêng tư” rõ ràng đã không cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ cho khu vực riêng tư khi nó bị các quyền và lợi ích cạnh tranh xâm phạm, đặc biệt là quyền tự do biểu đạt. Trong thời đại thông tin đang phát triển mạnh mẽ, tình trạng dễ bị tấn công về quyền riêng tư có khả năng gia tăng, trừ khi giá trị dân chủ trọng tâm được dịch sang một ngôn ngữ đơn giản có khả năng điều chỉnh hiệu quả.

Ảnh 21. Sử dụng bằng chứng DNA đã trở thành đặc trưng thường thấy trong điều tra tội phạm ở nhiều quốc gia

Những sự phát triển khác đã làm thay đổi toàn diện các đặc điểm cơ bản của bối cảnh pháp lý. Luật bị ảnh hưởng sâu sắc và bị thách thức bởi nhiều tiến bộ khác trong công nghệ. Gian lận máy tính, đánh cắp danh tính và những “tội phạm mạng” khác, cũng như vi phạm bản quyền nhạc kỹ thuật số, đều được đề cập đến bên dưới. Những phát triển trong công nghệ sinh học như nhân bản, nghiên cứu tế bào gốc và kỹ thuật di truyền đã đặt ra những câu hỏi hóc búa về đạo đức và đối đầu với các khái niệm pháp lý truyền thống. Đề xuất giới thiệu thẻ căn cước và sinh trắc học đã thu hút sự phản đối mạnh mẽ ở một số khu vực pháp lý. Bản chất của các phiên tòa hình sự đã được biến đổi bằng cách sử dụng cả bằng chứng DNA và CCTV.

Ảnh 22. Các loại thẻ căn cước phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, dù khá hiếm trong các khu vực pháp lý thông luật. Sự gia tăng khủng bố quốc tế thúc đẩy nhu cầu giới thiệu về chúng ở vài quốc gia. Nhưng ở chúng, khả năng hợp nhất thông tin cá nhân từ nhiều nguồn gây ra các mối đe dọa về quyền riêng tư

Big Brother – Kẻ độc tài dường như vẫn còn sống và khỏe mạnh ở một số quốc gia. Ví dụ, nước Anh tự hào có hơn 4 triệu camera CCTV ở những nơi công cộng: cứ 14 người dân thì có một camera. Anh cũng sở hữu cơ sở dữ liệu DNA lớn nhất thế giới, bao gồm khoảng 3,6 triệu mẫu DNA. Không dễ cưỡng lại sự cám dỗ trong việc lắp đặt camera giám sát ở cả khu vực nhà nước và tư nhân. Luật bảo vệ dữ liệu bề ngoài kiểm soát việc sử dụng chúng nhưng quy định như vậy không cho thấy đặc biệt hiệu quả. Một giải pháp triệt để, được áp dụng ở Đan Mạch, là cấm sử dụng camera giám sát, trừ một số trường hợp ngoại lệ như các trạm xăng dầu. Luật pháp ở Thụy Điển, Pháp và Hà Lan nghiêm ngặt hơn ở Vương quốc Anh. Họ áp dụng hệ thống cấp phép và luật yêu cầu các biển cảnh báo phải đặt ngoại vi của khu vực được giám sát. Luật của Đức cũng yêu cầu tương tự.

Mặt tối của sinh trắc học

Sinh trắc học là một trong những công nghệ đáng gờm nhất trong số nhiều công nghệ giám sát đang đe dọa quyền tự do của các cá nhân và xã hội.

Có thể trong tương lai, sinh trắc học trở nên kém uy tín ở các quốc gia tương đối tự do. Nhưng ở các quốc gia độc tài, sinh trắc học sẽ được áp dụng thành công đối với dân số, dẫn đến các quyền tự do bị giảm sút hơn nữa. Các nhà cung cấp sinh trắc học sẽ phát triển mạnh mẽ bằng cách bán công nghệ của mình cho các chính phủ đàn áp và đạt được chỗ đứng ở các quốc gia tương đối tự do bằng cách tìm kiếm các mục tiêu yếu hơn, bắt đầu trong một số trường hợp với động vật và ở những nơi khác có dân cư bị quản thúc như người già yếu, tù nhân, người lao động, người tiêu dùng bảo hiểm và cả những người nhận phúc lợi. Tất cả các quốc gia tương đối tự do sẽ trở nên đàn áp hơn. Niềm tin của công chúng vào các tập đoàn và cơ quan chính phủ sẽ giảm xuống nhiều. Kịch bản này dẫn đến việc rời bỏ các quyền tự do và hướng tới sự khuất phục của cá nhân trước các tổ chức quyền lực.

Giải pháp khác thay thế là các xã hội đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa và đặt ra những hạn chế đáng kể đối với công nghệ và việc sử dụng chúng. Điều này đòi hỏi sự cam kết của công chúng và sự can đảm của các đại diện được bầu cử, những người phải chịu áp lực từ các tập đoàn lớn cũng như từ bộ máy thực thi pháp luật và an ninh quốc gia. Song, bộ máy thực thi pháp luật và an ninh quốc gia viện dẫn những thành phần bất hảo như khủng bố, nhập cư phi pháp, cả luật pháp và trật tự trong nước để biện minh cho việc thực thi các công nghệ đàn áp. Kịch bản này thể hiện phạm vi đạt được sự cân bằng giữa các nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội nói chung.

Roger Clarke, Biometrics and Privacy http://www.anu.edu.au/people/Roger.Clarke/DV/Biometrics.html

Để chống lại mối đe dọa khủng bố, tương lai chắc chắn sẽ chứng kiến ​​sử dụng sinh trắc học ngày càng tăng. Đặc biệt, sinh trắc học bao gồm một số thước đo về sinh lý con người như dấu vân tay, các khía cạnh của mống mắt và thùy tai, và cả DNA. Roger Clarke, người ủng hộ quyền riêng tư của Úc cung cấp những ví dụ sau về các đặc điểm mà công nghệ sinh trắc học có thể dựa vào: ngoại hình của một người (được hỗ trợ bởi hình ảnh tĩnh), ví dụ: mô tả được sử dụng trong hộ chiếu, chẳng hạn như chiều cao, cân nặng, màu da, màu tóc và màu mắt, dấu hiệu cơ thể có thể nhìn thấy, giới tính, chủng tộc, hàm râu, có hay không đeo kính; sinh lý học tự nhiên, ví dụ, số đo sọ, chấn thương răng và xương, dấu ấn ngón cái, dấu vân tay, dấu tay, quét võng mạc, mẫu mao mạch thùy tai, hình học bàn tay, mẫu DNA; động lực học sinh học, ví dụ, chữ ký của một người, đặc điểm giọng nói được phân tích thống kê, động lực tổ hợp phím, đặc biệt là ID đăng nhập và mật khẩu; hành vi xã hội (được hỗ trợ bởi video-film), ví dụ: dấu hiệu cơ thể theo thói quen, đặc điểm giọng nói chung, phong cách nói, khuyết tật có thể nhìn thấy; các đặc điểm vật lý áp đặt, ví dụ: thẻ tên, vòng cổ, vòng đeo tay và vòng chân, mã vạch và các loại nhãn khác, vi chip được gắn và hệ thống nhận – phát lại tín hiệu. Luật pháp cần phải ứng phó với xu hướng nguy hiểm này.

Những sai phạm mới và các quyền

Những tiến bộ công nghệ có thể đoán trước được thường đi kèm với mối nguy hại mới. Hôm nay nó là “podslurping” (xem bên dưới); ngày mai nó lại là một tệ nạn khác được tạo điều kiện bởi thế giới kỹ thuật số mà chúng ta đang sống. Luật pháp không phải lúc nào cũng là công cụ hiệu quả hoặc thích hợp nhất để triển khai chống lại những hành vi phá hoại mới lạ này. Bản thân công nghệ thường xuyên đưa ra các giải pháp ưu việt. Ví dụ, trong trường hợp của Internet, có rất nhiều biện pháp để bảo vệ dữ liệu cá nhân trực tuyến. Chúng bao gồm mã hóa, sử dụng tiết kiệm và xóa dữ liệu cá nhân.

Trong khi những sai phạm mới tiếp tục xuất hiện thì một số vi phạm chỉ đơn giản là phiên bản kỹ thuật số của những sai phạm cũ. Trong những mối đe dọa mới lạ mang tính rõ ràng, một vài trong số chúng khiêu khích khả năng ứng phó của luật đối với các hành vi vi phạm mới. Chúng gồm các vấn đề phức tạp, chủ yếu phát sinh do dễ sao chép dữ liệu, phần mềm hoặc âm nhạc. Những trụ cột xây dựng luật sở hữu trí tuệ đã bị lung lay, bao gồm luật về bằng sáng chế (xem bên dưới) và nhãn hiệu, đặc biệt đối với tên miền. Phần mềm thiếu sót làm phát sinh khả năng yêu cầu bồi thường theo hợp đồng và theo lỗi. Việc lưu trữ dữ liệu trên điện thoại di động và các thiết bị khác không ngừng kiểm tra khả năng của luật pháp trong việc bảo vệ người vô tội chống lại hành vi “đánh cắp” thông tin. Các mối đe dọa mới gần như xuất hiện hàng ngày. Người sử dụng lao động đã được cảnh báo về khả năng người lao động của họ có thể chiếm đoạt dữ liệu bằng cách “podslurping”, một hoạt động đơn giản bao gồm tải xuống trái phép dữ liệu từ máy tính sang một thiết bị nhỏ như iPod, máy nghe nhạc MP3 hoặc ổ đĩa flash.

Sai trái của Internet

Các trang web ác ý đang nhân lên theo ngày. Một nghiên cứu của Google vào tháng 5 đã tìm thấy 450.000 trang bị mắc kẹt trong số 4,5 triệu trang mẫu. Hơn 700.000 có vẻ là nguy hiểm. Hầu hết các trang web khai thác điểm yếu trong trình duyệt Internet Explorer của Microsoft… ngày càng phổ biến là các trang web lấy cắp thông tin cá nhân hoặc biến máy tính của bạn thành một bot” – một thứ bị người khác điều khiển từ xa. Bots có thể được sử dụng để thu thập địa chỉ email, gửi thư rác và tiến hành các cuộc tấn công vào các trang web của công ty. Sau đó là các cuộc tấn công “Từ chối dịch vụ” (DoS), sử dụng đội quân “bot” – hoặc “thây ma” – để lan tràn các trang web của công ty với những yêu cầu dữ liệu giả mạo. Như các từ ngữ gợi lên hình ảnh trong Night of the Living Dead, trên thực tế, trực tuyến tương tự với việc ăn thịt người sống, khi hàng trăm nghìn “thây ma” tấn công một trang web cho đến khi chúng chuyển sang chế độ ngoại tuyến – có thể vô hiệu hóa nó trong nhiều ngày và làm mất đi một khối tài sản của công ty. Thông thường các cuộc tấn công đi kèm với các yêu cầu về tiền bạc. Các trang web cờ bạc và khiêu dâm là một trong những trang web đầu tiên bị tấn công: miễn cưỡng tìm kiếm sự giúp đỡ của cảnh sát, họ đã trả tiền chuộc – thường là cho các tài khoản ở Nga hoặc Đông Âu ... Tất nhiên là có các biện pháp bảo vệ chống lại tin tặc và bạn sẽ tức giận nếu không cài đặt phần mềm chống vi-rút, chống phần mềm gián điệp và phần mềm chống thư rác trên máy tính cá nhân của bạn… [T]ương lai thậm chí còn kinh hãi hơn. Simon Church của VeriSign cho biết các trang web đấu giá trực tuyến mà bọn tội phạm sử dụng để bán thông tin chi tiết người dùng mới chỉ là bước khởi đầu. Anh ta thấy trước một trong những trang web được yêu thích hiện tại – các trang web “kết hợp” tập hợp các cơ sở dữ liệu khác nhau – sẽ bị chuyển sang sử dụng bất hợp pháp. “Hãy tưởng tượng nếu tin tặc kết hợp thông tin mình thu thập được từ cơ sở dữ liệu của một công ty du lịch với Google Maps. Hắn có thể cung cấp cho một tên trộm am hiểu công nghệ đường đến ngôi nhà trống của bạn ngay khi bạn đi nghỉ.” Tôi không biết bạn sẽ thế nào nhưng bấy nhiêu đã đủ khiến tôi phải dùng đến công cụ vận chuyển và tiền mặt.

Edie G. Lush, How Cyber-Crime Became a Multi-Billion-Pound Industry, The Spectator, 16 June 2007

Tội phạm không hề chậm chạp trong việc khai thác những điểm yếu của luật pháp. Tội phạm mạng đặt ra những thách thức mới đối với tư pháp hình sự, luật hình sự và thực thi pháp luật ở cả quốc gia và quốc tế. Tội phạm trực tuyến có tính đổi mới khiến cho cảnh sát, công tố viên và tòa án phải đau đầu. Địa hình mới này kết hợp tội phạm mạng chống lại con người (chẳng hạn như rình rập lén trên mạng và khiêu dâm trên mạng) và tội phạm mạng chống lại tài sản (chẳng hạn như hack, vi rút, gây thiệt hại cho dữ liệu), gian lận mạng, đánh cắp danh tính và khủng bố mạng. Không gian mạng cung cấp cho tội phạm có tổ chức các phương pháp tinh vi hơn và có khả năng an toàn hơn để hỗ trợ và phát triển mạng lưới cho một loạt các hoạt động tội phạm, bao gồm buôn bán ma túy và vũ khí, rửa tiền và buôn lậu.

Phần mềm bảo vệ

Các vấn đề pháp lý phức tạp (và ở Hoa Kỳ, đó là hiến pháp) xoay quanh câu hỏi về cấp bằng sáng chế phần mềm. Bằng độc quyền sáng chế là việc cấp độc quyền khai thác hoặc phát triển một sáng chế. Với sự ra đời của nhiều dạng chương trình máy tính và các loại phần mềm khác, luật pháp sẽ phải tiếp tục đối mặt với những vấn đề đầy thách thức và thường là rắc rối trong việc xác định tính mới của phần mềm có đủ để chứng minh nó khả năng được cấp bằng sáng chế hay không. Nói chung, luật có quan điểm các chương trình máy tính không được cấp bằng sáng chế, trừ khi chúng tạo thành một phát minh đích thực mang tính ứng dụng công nghiệp.

Mặt khác, cần có sự sẵn sàng lớn hơn nhằm cung cấp sự bảo vệ bản quyền phần mềm, trang web và thậm chí cả thông báo email, bởi vì chủ sở hữu của chúng, như cái tên ngụ ý, có quyền sao chép tài liệu và nói cách khác, có quyền ngăn chặn những người khác làm như vậy. Vi phạm bản quyền phần mềm đã trở thành mối đe dọa đáng kể đối với các nhà sản xuất phần mềm lớn như Microsoft nhưng vấn đề này đang gây tranh cãi cực kỳ lớn, mặc dù một số quốc gia (Trung Quốc, Việt Nam) rõ ràng là tham gia vào việc sao chép buôn bán phần mềm. Có ý kiến ​​bày tỏ thiệt hại (lên đến 12 tỷ USD) mà các công ty như Microsoft cho rằng họ phải gánh chịu là điều viển vông, bởi vì nhiều người trong số những người mua phần mềm vi phạm bản quyền không đủ khả năng để mua các phiên bản hợp pháp. Hơn nữa, các đối thủ về bản quyền đối với các chương trình máy tính như Tổ chức Phần mềm Tự do cho rằng “phần mềm miễn phí” là vấn đề tự do, không phải giá cả. Để hiểu khái niệm này, bạn nên nghĩ về “miễn phí” như trong “tự do ngôn luận”, không phải như trong “bia miễn phí”. Phần mềm miễn phí là vấn đề người dùng tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm. (Free nghĩa là tự do, miễn phí)

Song, như đã đề cập ở trên, một số sai phạm chỉ đơn giản là tái diễn bằng kỹ thuật số. Ví dụ, hành động phỉ báng tương thích với một môi trường sống mới trong không gian mạng. Ở hầu hết các khu vực pháp lý, luật pháp bảo vệ danh tiếng con người khi bị phỉ báng thông qua yêu cầu bồi thường hoặc tương đương. Cần nhắc lại, mặc dù có những khác biệt trong các khu vực pháp lý thông luật nhưng luật pháp thường áp đặt trách nhiệm pháp lý khi bị đơn cố ý hoặc cẩu thả công bố một tuyên bố sai sự thật, không có cơ sở và làm tổn hại đến danh tiếng của nguyên đơn. Các hệ thống dân luật, đối với hành vi phỉ báng, thay vì công nhận bồi thường riêng biệt thì lại bảo vệ danh tiếng dưới đôi cánh nhân quyền. Tuy nhiên, trong không gian mạng, biên giới quốc gia có xu hướng tan rã và sự phân biệt đó làm mất đi nhiều tầm quan trọng của chúng.

Sự ra đời của email, phòng chat, bảng thông báo, nhóm tin và blog đã tạo nên mảnh đất màu mỡ cho những tuyên bố phỉ báng trên mạng. Luật pháp thường chỉ yêu cầu người khác, ngoài nạn nhân, người đã công bố tin nhắn email hoặc bài đăng trên nhóm tin sẽ chịu trách nhiệm pháp lý. Nhưng có thể không chỉ tác giả của lời phỉ báng phải chịu trách nhiệm.

Trong một phán quyết quan trọng, nếu có gì đó không rõ ràng, tòa án New York sẽ buộc nhà cung cấp dịch vụ Internet, Prodigy, chịu trách nhiệm về những tuyên bố phỉ báng xuất hiện trên bảng tin của họ. Cơ sở của phán quyết là: Prodigy là “nhà xuất bản” – vì chủ yếu họ đã thực hiện quyền kiểm soát biên tập đối với nội dung các bảng thông báo của mình. Nhằm theo đuổi mục tiêu khách quan, họ đã đăng “nguyên tắc nội dung” cho người dùng và sử dụng phần mềm chương trình sàng lọc để sàng lọc các bài đăng có ngôn ngữ xúc phạm. Trước đó, tòa New York đã phán quyết một nhà cung cấp dịch vụ khác, CompuServe, không phải chịu trách nhiệm về các tuyên bố phỉ báng xuất hiện trên một trong các diễn đàn trực tuyến của họ. Phán quyết được đưa ra dựa trên thực tế là các bị cáo chỉ đơn thuần là nhà phân phối chứ không phải là nhà xuất bản thực sự. Họ giống như đang thực hiện chức năng “làm nơi cho mượn” của thư viện. Trong những trường hợp này, tự do ngôn luận nên được ưu tiên. Trước khi tổ chức phiên tòa đầy đủ, một phán quyết hòa giải ở Anh đã bác bỏ lập luận ISP chỉ là một nguồn cung cấp thông tin vô tội.

Tòa án và luật sư trong tương lai

Không đơn thuần mỗi luật, tương lai của các thể chế và những người thi hành nó cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự phát triển của công nghệ thông tin. Các thẩm phán được thay thế bằng máy tính là điều không thể xảy ra (mặc dù không phải là không có người ủng hộ viễn cảnh này), song quản lý công lý ở nhiều xã hội tiên tiến đã có những thay đổi đáng kể và sẽ tiếp tục như vậy. Các tòa án ở một số khu vực pháp lý được hưởng lợi từ việc tiếp cận các tài liệu pháp lý mà trước đây sẽ tiêu tốn nhiều giờ nghiên cứu. Thư viện luật điện tử với các phương tiện tìm kiếm phức tạp cho phép thẩm phán, luật sư, viện sĩ pháp lý và các thành viên bình thường của xã hội truy cập nhanh vào các quy chế, vụ án và các nguồn luật khác. Điều này đặc biệt hữu ích với các quốc gia không mấy thịnh vượng có nguồn lực pháp lý hạn chế. Hầu như các bản án của tòa án ngay lập tức được đăng tải trên Internet ngay khi chúng được lưu truyền. Đã có một số cơ sở dữ liệu pháp lý trực tuyến tuyệt vời như findlaw.com và austlii.com.

Sao chép điện tử quá trình xét xử của tòa án, quản lý các vụ án và chuẩn hóa các tài liệu điện tử sẽ tiếp tục nâng cao quy trình xét xử, hợp lý hóa và giảm thiểu sự trì hoãn vốn có. Hình ảnh một thẩm phán chăm chỉ ghi chú bằng văn bản đã biến mất, công nghệ nhận dạng giọng nói sẽ loại bỏ nhu cầu ghi chú dưới bất kỳ hình thức nào. Cả bằng chứng và nguồn pháp lý đều có thể truy xuất điện tử một cách dễ dàng. Sự phát triển cấp tiến hơn là thành lập các tòa án điện tử, trong đó các bên tiến hành tố tụng mà thực tế không cần phải ở cạnh nhau, do đó giảm thiểu chi phí và sự trì hoãn.

Nhiều trong số những tiến bộ này (và sẽ có những tiến bộ khác) có khả năng tạo ra những lợi thế đáng kể cho người bình thường đang tìm cách tiếp cận công lý. Một khi thông tin và dịch vụ pháp lý trở nên phổ biến và rộng rãi hơn, những tham vọng lớn lao của luật pháp và hệ thống pháp luật sẽ được thực hiện một cách hiệu quả. Vai trò của luật sư và sự quản lý công lý, theo lời của Richard Susskind:

không còn bị chi phối bởi báo in và giấy trong mô hình pháp lý tương lai. Thay vào đó, hệ thống luật pháp của xã hội thông tin sẽ phát triển nhanh chóng dưới ảnh hưởng đáng kể của công nghệ thông tin đang ngày càng mạnh mẽ hơn. Chúng ta sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi số lượng và tính phức tạp của tài liệu pháp lý. Sẽ có những cơ chế đưa ra cảnh báo công bằng với mọi người về sự tồn tại của luật mới và những thay đổi trong luật cũ. Rủi ro pháp lý sẽ được quản lý trước khi các vấn đề xảy ra và do đó, việc xử lý trước tranh chấp thay vì giải quyết tranh chấp sẽ là thứ tự ưu tiên. Từ đây, luật pháp sẽ hòa nhập hơn với đời sống trong nước, xã hội và thương mại của chúng ta.

Có ai mà không hoan nghênh lời tiên tri lạc quan này?

Cái chết của bản quyền?

Cuộc cách mạng âm nhạc vô chính phủ khác với cuộc cách mạng chào bán phần mềm ở tòa án, nhưng đâu đó vẫn có điểm tương đồng – giống như việc bất kỳ thiếu niên nào cũng có thể chào hàng với bạn miễn họ có bộ sưu tập nhạc MP3 tự phát hành của các nghệ sĩ dù không mấy tên tuổi – lý thuyết đã bị giết chết bởi thực tế. Cho dù bạn là Mick Jagger hay người sáng tạo âm nhạc, hoặc một nghệ sĩ quốc gia vĩ đại đến từ thế giới thứ ba đang tìm kiếm khán giả toàn cầu, ngành công nghiệp thu âm cũng sẽ sớm không có gì cung cấp cho bạn nếu vì sự miễn phí của nó mà bạn không thể trở nên tốt hơn. Âm nhạc sẽ không tệ đi khi nó được phân phối để nghe miễn phí, do đó, hãy trả trực tiếp những gì bạn muốn cho nghệ sĩ và không cần trả bất cứ gì nếu bạn không muốn. Đưa nó cho bạn bè của bạn; họ có thể thích nó.

Eben Moglen, ‘Anarchism Triumphant: Free Software and the Death of Copyright’, in Eli Lederman and Ron Shapira (eds), Law, Information and Information Technology (The Hague: Kluwer Law International, Law and Electronic Commerce Series, 2001), pp. 145, 170–1

Bảng

Vai trò của luật pháp trong một thế giới không ổn định

Khi thế kỷ 21 mở ra, có rất ít lý do để tìm thấy niềm vui. Thế giới của chúng ta tiếp tục bị tàn phá bởi chiến tranh, diệt chủng, nghèo đói, bệnh tật, tham nhũng, cố chấp và tham lam. Hơn một phần sáu dân số thế giới – hơn một tỷ người – sống với mức dưới 1 USD/ngày. Hơn 800 triệu người chịu đói đi ngủ mỗi đêm, chiếm 14% dân số thế giới. Liên hợp quốc ước tính nạn đói cướp đi sinh mạng của khoảng 25.000 người mỗi ngày. Mối quan hệ giữa nghèo đói và bệnh tật là rõ ràng. Ví dụ, đối với HIV/AIDS, 95% trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển. Hai phần ba trong số 40 triệu người nhiễm HIV sống ở châu Phi cận Sahara.

Giữa những số liệu thống kê u ám, thỉnh thoảng xuất hiện những vệt sáng minh chứng cho sự lạc quan. Đã có một vài tiến bộ trong việc giảm thiểu ít nhất sự bất bình đẳng và bất công gây ảnh hưởng đến các cá nhân và nhóm ở nhiều nơi trên thế giới. Và điều này, trong giải pháp không nhỏ, đã là một thành tựu quan trọng của luật pháp. Sự coi thường luật pháp và đặc biệt là luật sư, vì đã phớt lờ – hoặc thậm chí làm trầm trọng thêm vấn đề – luôn là điều dễ dàng và hợp thời, chính nó cũng là nỗi bất hạnh của thế giới. Tuy nhiên, trước sự tiến bộ, những lời giễu cợt như vậy ngày càng không có cơ sở, dù việc thừa nhận và bảo vệ quyền con người một cách hợp pháp còn chậm chạp.

Trong bóng tối nghiệt ngã của cuộc diệt chủng Do Thái Holocaust, Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người năm 1948 và các Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1976, đã chứng tỏ cam kết của cộng đồng quốc tế đối với quan niệm phổ quát và bảo vệ nhân quyền. Như đã đề cập ở trên, cái gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế với đặc điểm tư tưởng bất định và mang hơi hướng đa chiều, đã phản ánh một thước đo phi thường về sự đồng thuận giữa các quốc gia đa văn hóa.

Tư tưởng về quyền con người đã trải qua ba thế hệ. Thế hệ đầu tiên chủ yếu bao gồm các quyền dân sự và chính trị “tiêu cực”. Quyền, theo nghĩa tiêu cực, đòi hỏi quyền không bị can thiệp theo những cách bị cấm nhất định, ví dụ như quyền tự do phát biểu của tôi. Mặt khác, quyền, theo nghĩa tích cực, thể hiện yêu cầu đối với một điều gì đó như giáo dục hoặc sức khỏe hoặc đại diện pháp lý. Các quyền ở thế hệ thứ hai tập trung dưới sự bảo trợ của các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Thế hệ quyền thứ ba chủ yếu bao gồm các quyền tập thể được ghi nhận trong Điều 28 của Tuyên ngôn chung, tuyên bố “mọi người đều có quyền hưởng trật tự xã hội và quốc tế, trong đó các quyền nêu trong Tuyên bố này được thực hiện đầy đủ”. Các quyền “đoàn kết” bao gồm quyền phát triển kinh tế và xã hội, tham gia và hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên của trái đất và không gian, thông tin khoa học và kỹ thuật (đặc biệt quan trọng đối với Thế giới thứ ba), quyền có một môi trường trong lành, hòa bình và sự cứu trợ nhân đạo trong thảm họa.

Đôi khi, sự ưu tiên không chính đáng được trao cho các quyền tích cực nhưng phải trả giá bằng các quyền tiêu cực. Mọi người thường tranh luận các quyền tiêu cực mới là các quyền con người “chính thống”, vì không có thức ăn, nước uống và chỗ ở thì các quyền tích cực là thứ xa xỉ. Tuy nhiên, thực tế là cả hai nhóm quyền đều quan trọng như nhau. Các chính phủ dân chủ tôn trọng quyền tự do ngôn luận thì sẽ có nhiều khả năng hơn để giải quyết nhu cầu của người nghèo. Vả lại, mặt khác, trong những xã hội nơi các quyền kinh tế và xã hội được bảo vệ, dân chủ nâng cao triển vọng thành công, bởi mọi người không cần bận tâm đến những nỗi lo về bữa ăn tiếp theo của mình.

Những nghi ngờ xung quanh khái niệm nhân quyền không phải điều gì mới. Chẳng hạn, những người theo chủ nghĩa Marx từ lâu đã bác bỏ ý kiến ​​luật pháp là cơ quan trung lập của các quy tắc vốn đảm bảo quyền tự do và tính hợp pháp. Nói tóm lại, họ đã hắt hủi lý tưởng của nhà nước pháp quyền. Những người khác theo khuynh hướng cộng sản không thích chủ nghĩa cá nhân tiềm ẩn trong nhân quyền. Có những nỗi băn khoăn được bày tỏ rằng mở rộng công nhận các quyền con người đang làm suy yếu “cuộc chiến chống khủng bố”. Những người khác cũng nhận thấy nhiều quyền được thể hiện trong các tuyên bố là không mạch lạc hoặc sử dụng những thuật ngữ mơ hồ và chung chung, chúng bị suy yếu bởi yếu tố loại trừ và miễn trừ không thể tránh khỏi, khiến mọi người cảm thấy một tay được trao quyền một tay bị tước đoạt. Ở các quốc gia nghèo khó, những quan niệm hiện đại về nhân quyền đôi khi bị nghi ngờ là tư tưởng phương Tây hoặc châu Âu, chúng không giải quyết được các vấn đề đói, nghèo và đau khổ đang gây ra cho nhiều người dân của họ. Thật vậy, chúng được khẳng định chỉ hỗ trợ cho việc phân phối của cải và quyền lực đang thịnh hành.

Những nghi ngờ này và nhiều nghi ngờ khác về sự phát triển của nhân quyền không thể bị gạt đi một cách nhẹ nhàng. Chúng ta cũng không nên ảo tưởng các tuyên bố quốc tế hoặc thậm chí tuyên bố trong nước hay các cơ quan hiện có thực hiện tuyên bố nhân quyền, đều đáp ứng đầy đủ. Họ chỉ cung cấp diễn biến chiến lược nhằm cải thiện khả năng bảo vệ. Vai trò của nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO), các ủy ban nhân quyền độc lập, các nhóm gây sức ép và các cá nhân can đảm là điều tối quan trọng. Việc phát triển ngày càng nhiều luật lệ về chủ đề này đã thúc đẩy mức độ lạc quan về tương lai hạnh phúc nhân loại. Góc nhìn về sự suy yếu sinh thái của hành tinh chúng ta và thậm chí, góc nhìn về khả năng xảy ra vụ hủy diệt hạt nhân, vốn là điều cần thiết, nếu không muốn nói là thiết yếu. Phải coi các quyền như một vũ khí để bảo vệ lợi ích của tất cả các sinh vật khỏi bị tổn hại và thúc đẩy hoàn cảnh sống mà chúng có thể phát triển mạnh mẽ.

Luật pháp và nhà nước

Sức mạnh của pháp luật hiện đại là công cụ chuyên môn của chính phủ và là sự trung hòa quyền lực. Các tư tưởng pháp lý, như khuôn khổ của sự hiểu biết về đặc điểm đời sống xã hội, được đúc kết trong nhiều tình huống và quá trình tương tác xã hội – trong các cuộc đối đầu ở phòng xử án, trong cuộc thương lượng tại văn phòng luật sư, trong quy định hoặc trong việc ngăn chặn các tranh chấp ở môi trường lân cận, trong cuộc thương lượng về hoạt động của các cơ quan quản lý, trong việc xây dựng văn hóa kiểm soát, v.v. Tuy nhiên, đặc tính pháp luật với tư cách là học thuyết được thể chế hóa, nó được định hình mạnh mẽ nhất bởi quyền lực nhà nước cưỡng chế, thứ ẩn trong bóng tối hoặc đôi khi rõ ràng trong tất cả các bối cảnh mà luật nhà nước được viện dẫn hoặc không thể tránh khỏi.

Roger Cotterrell, The Sociology of Law: An Introduction, 2nd edn (OUP, 1992), p. 312

Thay đổi cơ bản trong hệ thống và cấu trúc xã hội – kinh tế có thể là cách duy nhất nhằm đảm bảo tương lai bền vững cho thế giới chúng ta và dân cư. Sự công nhận phổ biến về quyền con người dường như là yếu tố không thể thiếu trong quá trình này. Lời hùng biện thuyết phục của nhà sử học Marxist E. P. Thompson về bảo vệ nhà nước pháp quyền cũng tương tự vậy:

Trong thế kỷ nguy hiểm này, khi các nguồn lực và sự đòi hỏi quyền lực tiếp tục mở rộng, phủ nhận hoặc coi nhẹ điều tốt đẹp này là sai lầm tuyệt vọng của trừu tượng hóa trí tuệ. Hơn thế nữa, đó là sai lầm do tự mãn, nó khiến chúng ta phải từ bỏ cuộc đấu tranh chống lại các luật lệ tồi tệ và các thủ tục ràng buộc giai cấp, cũng như đang tự tước lấy vũ khí của mình trước cường quyền. Đó là sự vứt bỏ toàn bộ việc kế thừa cuộc đấu tranh luật pháp, và trong các hình thức pháp luật, tính liên tục của nó không bao giờ có thể bị phá vỡ nếu con người không bị đưa vào tình trạng nguy hiểm cấp bách.

Điều đó đã được viết ra vào thế kỷ trước. Không nghi ngờ gì nữa, những mối nguy hiểm ấy đã gia tăng trong thế kỷ hiện tại đầy khó khăn.

Tương lai chắc chắn sẽ thách thức năng lực luật pháp, không chỉ vì kiểm soát các mối đe dọa an ninh trong nước mà còn để đàm phán về cách tiếp cận hợp lý mối đe dọa khủng bố quốc tế. Luật pháp quốc tế công khai và Hiến chương Liên hợp quốc sẽ tiếp tục đưa ra phương án tối ưu nhằm xác định điều gì cấu thành hành vi có thể chấp nhận được đối với cả chiến tranh và hòa bình. “Can thiệp nhân đạo” trong những năm gần đây đã trở thành đặc điểm quan trọng của bối cảnh quốc tế. Dù là thanh lọc sắc tộc (Bosnia, Rwanda, Kosovo) hay sự sụp đổ của các chính phủ (Somalia và một số quốc gia cận Sahara), ngày càng có nhiều sự ủng hộ đối với các hành động ngăn chặn hoặc tránh sự kinh hoàng ở những điểm khủng khiếp như vậy. Hơn nữa, một thế giới mà luật pháp luôn trong trạng thái phải đương đầu kẻ thù xảo quyệt thì chính nền tảng của luật pháp quốc tế cũng bị thử thách gay gắt. Cuộc chiến này không phải xảy ra giữa các quốc gia mà bởi mạng lưới khủng bố quốc tế bí mật với tham vọng ác độc.

Thật dễ dàng, đặc biệt với các luật sư, để phóng đại tầm quan trọng của luật pháp. Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy luật pháp là lực lượng thiết yếu trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của con người. Đây là một thành tựu không hề nhỏ. Nếu không có luật, như tuyên bố nổi tiếng của Thomas Hobbes, thì không có chỗ cho Công nghiệp, bởi vì thành quả Công nghiệp không được đảm bảo chắc chắn; và theo đó, không có Văn minh Trái đất, không có Hàng hải thì sẽ không có việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển; Không có Tòa nhà rộng rãi, không có công cụ di chuyển và loại bỏ những thứ như yêu cầu bắt buộc; không có Kiến thức về bề mặt Trái đất, không có tính toán về Thời gian, không có Nghệ thuật, không có Thư từ, không có Xã hội; thì điều tồi tệ nhất là liên tục sợ hãi và có nguy cơ chết chóc bạo lực; đồng thời, cuộc sống của con người trở nên đơn độc, nghèo nàn, dơ bẩn, tàn bạo và ngắn ngủi.

Nếu chúng ta muốn sống sót sau những tai họa đang chờ đợi mình, nếu muốn các giá trị văn minh và công lý được áp dụng và trường tồn thì chắc chắn luật pháp là điều không thể thiếu.


Bài viết xem thêm