THỦ TỤC XIN CON NUÔI TRONG NƯỚC

THỦ TỤC XIN CON NUÔI TRONG NƯỚC

Trẻ em luôn là đối tượng cần phải được bảo vệ và chăm sóc tốt nhất trong vòng tay yêu thương của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào sinh ra cũng có may mắn được sống với cha mẹ hoặc người thân. Một số em sinh ra đã là trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa, các em phải sống trong các cơ sở nuôi dưỡng nhân đạo. Tuy nhiên, điều kiện sống tại những nơi này chưa hẳn là tốt cho sự phát triển của trẻ em. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều gia đình vì lý do nào đó không có thế hệ nối tiếp, hoặc chỉ đơn giản là muốn nhận nuôi thêm một trẻ em trong gia đình. Luật nuôi con nuôi ra đời là cầu nối hữu hiệu nhằm tạo những hành lang pháp lý vững chắc cho việc nhận nuôi con nuôi, giới thiệu con nuôi… Trong đó có 2 loại là thủ tục xin con nuôi trong nước và thủ tục xin con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Những quy tắc chung trong việc xin con nuôi:

- Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật.

- Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

- Đảm bảo thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế theo Điều 5 Luật nuôi con nuôi 2010.

- Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.

- Người được nhận làm con nuôi phải là: trẻ em dưới 16 tuổi, người từ 16 đến dưới 18 tuổi phải đáp ứng những điều kiện theo Khoản 2 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010.

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

Trình tự nuôi con nuôi trong nước

Cơ quan giải quyết

Ủy ban nhân dân xã phường (UBND cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc người nhận con nuôi

Lập hồ sơ và danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế

Cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế gửi Sở tư pháp, bao gồm:

Danh sách 1: trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần tìm gia đình thay thế mà không phải là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo

Danh sách 2: trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên, hoặc có 2 trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế

Điều kiện đối với người nhận con nuôi

Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên

Có đầy đủ điều kiện nuôi con nuôi

Các điều kiện khác quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010

Trình tự

- Trẻ em bị bỏ rơi: UBND cấp xã tìm người hoặc phân công cơ sở tạm thời nuôi dưỡng trẻ em à giải quyết việc nhận trẻ em làm con nuôi hoặc đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng

- Trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng: UBND cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em à thông báo, niêm yết tại trụ sở UBND trong thời gian 60 ngàyà giải quyết việc nhận trẻ em làm con nuôi hoặc đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng.

- Trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần gia đình thay thế: cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách báo cáo

Hồ sơ bao gồm

* Về phía người nhận con nuôi:

- Đơn xin nhận con nuôi

- Bản sao CMND

- Phiếu lý lịch tư pháp

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân

- Giấy khám sức khỏe

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

 

* Về phía người được giới thiệu làm con nuôi trong nước

- Giấy khai sinh

- Giấy khám sức khỏe

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng

- Biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi

- Giấy chứng tử (quyết định tuyên bố mất tích/ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự) của cha mẹ đối với trẻ em mồ côi

Thời gian giải quyết

30 ngày

Hệ quả của việc nuôi con nuôi

- Con nuôi có thể được thay đổi tên họ

- Quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

- Chấm dứt mọi quan hệ với cha mẹ đẻ (quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm cấp dưỡng, nuôi dưỡng, đại diện theo pháp luật, quản lý, định đoạt cho con).


Bài viết xem thêm