Tư Vấn Luật Thương Mại Việt Nam

I. Luật thương mại Việt Nam

Phạm vi điều chỉnh Luật thương mại theo hướng xác định hoạt động thương mại theo nghĩa rộng và đưa ra các quy định định khung cho các hoạt động này. Phạm vi cụ thể:

  • Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam mà các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật Thương Mại hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật Thương mại;
  • Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nếu bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật Thương mại.

II. Một số nội dung chú ý về Luật thương mại:

1. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại:

Luật Thương mại quy định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại phù hợp với nguyên tắc của Bộ Luật Dân sự cũng như thực tiễn hoạt động thương mại tại Việt Nam. Khái niệm hoạt động thương mại của Việt Nam hiện đã bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và các khía cạnh thương mại của đầu tư và sở hữu trí tuệ.

Luật Thương mại thừa nhận và thể chế những nguyên tắc như:

  • Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại;
  • Tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại;
  • Áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên;
  • Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng;
  • Thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại…

2. Nguyên tắc áp dụng luật:

Trong mối quan hệ với Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại được xác định là luật chuyên ngành và trong mối quan hệ với các luật quy định các hoạt động thương mại đặc thù thì Luật Thương mại được xác định là luật chung. Theo đó, các giao dịch trong phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại tương ứng với từng phạm vi pháp luật đặc thù khác nhau thì phải tuân thủ theo quy định tương ứng của pháp luật chuyên ngành và pháp luật thương mại, dân sự.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

Các nội dung chủ yếu của hợp đồng, chào hàng và chấp nhận chào hàng, sửa đổi, bổ sung chào hàng…đã được quy định theo pháp luật Dân sự nên Luật Thương mại không quy định, việc này bảo đảm được tính hệ thống và sự phù hợp với Bộ Luật Dân sự và pháp luật chuyên ngành.

4. Hoạt động mua bán hàng hóa:

Hàng hóa theo Luật Thương mại bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Luật Thương Mại cũng đưa ra quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ khẩn cấp của Nhà nước phù hợp với các chuẩn mực của WTO, phương thức hoạt động xuất nhập khẩu, ghi nhãn hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước:

Luật quy định thương nhân được mua bán tất cả các loại hàng hóa trừ hàng hóa cấm kinh doanh; đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì khi kinh doanh, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.

Về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế:

Luật Thương Mại khẳng định quyền hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể về những hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu - nhập khẩu, những hàng hóa cần tiến hành cấp giấy phép xuất khẩu - nhập khẩu. Các quy định này được chính phủ ban hành dựa trên nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam và lộ trình Việt Nam cam kết gia nhập WTO.

5. Hoạt Động Cung ứng dịch vụ

Luật Thương mại không quy định cụ thể về tất cả các loại dịch vụ mà chỉ có thể quy định khung chung về thương mại dịch vụ. Theo đó, các dịch vụ trước hết phải tuân thủ quy định của luật chuyên ngành.

tư vấn luật thương mạiTư vấn pháp luật thương mại

III. Luật sư tư vấn luật thương mại:

Căn cứ vào thực tiễn hoạt động thương mại và quy định pháp Luật Thương Mại Việt Nam, Luật sư tư vấn, hổ trợ dịch vụ pháp lý:

Tư vấn Hợp đồng mua bán hàng hóa:

Tư vấn các quy định pháp luật liên quan; soạn thảo, rà soát Hợp đồng mua bán hàng hóa; Thay mặt thương nhân tiến hành làm việc, đàm phán với bên thứ ba trong hoạt động thương mại của thương nhân...

Tư vấn pháp lý xúc tiến thương mại:

  • Khuyến mại;
  • Quảng cáo thương mại;
  • Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ;
  • Hội chợ, triển lãm thương mại.

Các hoạt động trung gian thương mại:

  • Đại diện cho thương nhân;
  • Môi giới thương mại;
  • Uỷ thác mua bán hàng hóa;
  • Đại lý thương mại.

Tư vấn luật thương mại về các hoạt động cụ thể khác

  • Gia công trong thương mại;
  • Đấu giá hàng hoá;
  • Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ;
  • Dịch vụ logistics;
  • Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa;
  • Dịch vụ giám định;
  • Cho thuê hàng hóa;
  • Nhượng quyền thương mại.

III. LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Lĩnh vực tư vấn luật liên quan đến kinh doanh thương mại là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư về kinh doanh thương mại phụ trách tư vấn luật và giải quyết tranh chấp. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho Quý khách.

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh


Bài viết xem thêm