BẤT CẬP TẠI ĐIỀU 162 LUẬT DOANH NGHIỆP

BẤT CẬP TẠI ĐIỀU 162 LUẬT DOANH NGHIỆP

Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về trường hợp những mà Hợp đồng, giao dịch của doanh nghiệp phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận. Theo đó thì những Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

a) Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;

c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này.

Quy định này đặt ra nhằm mục đích hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng với những người có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới nội dung hợp đồng đó.

Tuy nhiên, phạm vi hạn chế của điều luật này quá rộng mà đặc biệt là tại điểm c khoản 1 Điều 162 Quy định là: “Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này”. Doanh nghiệp theo quy định của Khoản 2 Điều 159 bao gồm:

“Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty, bao gồm:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;

b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ”.

Theo quy định của điều khoản này thì phạm vi mà những Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận sẽ rất rộng mà đặc biệt là những doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ.

Theo quy định tại khoản 17 Điều 14 Luật doanh nghiệp 2015 thì Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con trong nhóm công ty;

b) Công ty con đối với công ty mẹ trong nhóm công ty;

c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp;

d) Người quản lý doanh nghiệp;

đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;

g) Doanh nghiệp trong đó những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;

h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

Với những dẫn chứng nêu trên có thể thấy những hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận sẽ rất rộng. Vậy có cần thiết phải quy định một phạm vi rộng như vậy không hay là nên thu hẹp lại để tao điệu kiện cho các doanh nghiệp có thể hoạt động tư do hơn.

Cũng theo quy định tại Điều này thì: “Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp này, người đại diện công ty ký hợp đồng phải thông báo các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một thời hạn khác” “Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác ngoài các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều này”.

Có thể thấy rằng, những trường hợp cần được Hội đồng quản trị chấp thuận sẽ có thời hạn trong 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo; những trường cần được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận thì không quy định thời hạn nhưng phải tiến hành cuộc họp đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiện bằng văn bản thì thời gian sẽ kéo dài hơn rất nhiều. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của công ty cũng như những đối tác có liên quan.

Thiết nghĩ, trong điều kiện của một nền kinh tế thì trường đang phát triển từng ngày thì những quy định nêu trên là quá cứng nhắc và không cần thiết để áp dụng.Pháp luật cần có những quy định nới lỏng để doanh nghiệp cũng như các bên trong giao dịch có thể tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất.


Bài viết xem thêm