Giải quyết tranh chấp về thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng tín dụng

Thực tiễn giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng trong thời gian qua cho thấy:

Trong hợp đồng tín dụng được ký giữa Ngân hàng với khách hàng vay, ngoài các nội dung phải có theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật các tổ chức tín dụng như nọi dung về điều kiện vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả nợ gốc và lãi, về các loại phí khách hàng phải thanh toán, về biện pháp bảo đảm… một số Ngân hàng còn buộc khách hàng vay phải thỏa thuận (chấp nhận) chịu thêm khoản tiền phạt trên tổng số dư nợ gốc và lãi hoặc trên số tiền lãi chậm trả. Khi xảy ra tranh chấp, các bên thường thống nhất được với nhau về số tiền đã vay, về số tiền lãi trong hạn cũng như quá hạn, số tiền gốc và số tiền lãi đã trả; số tiền gốc và số tiền lãi còn nợ, nhưng thường không thống nhất được với nhau về việc phạt vi phạm hợp đồng mặc dù trong hợp đồng tín dụng đã có thỏa thuận về vấn đề này.

Hiện nay, các Tòa án cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang có quan điểm khác nhau về giải quyết các vụ án có tranh chấp về vấn đề này.

  • Có quan điểm cho rằng: Thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng về phạt vi phạm hợp đồng là phù hợp quy định của pháp luật (Bộ luật dân sự) và nếu xảy ra tranh chấp thì Tòa án cần phải chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
  • Quan điểm thứ hai cho rằng: thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng như nêu trên là không phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng. Vì vậy, không thể chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (nếu có).

 

Do còn có quan điểm khác nhau về vấn đề phạt vi phạm trong hợp đồng tín dụng như nêu trên, nên theo đề nghị của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ chủ trì, tổ chức họp liên ngành để bàn và cho ý kiến xử lý về vấn đề này.

Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tòa Kinh tế đề xuất hướng giải quyết theo một trong hai  phương án sau đây:

  • Khi nhận đơn khởi kiện của Ngân hàng (và trong quá trình giải quyết vụ án) theo ðõn khởi kiện của Ngân hàng) mà trong ðó có yêu cầu về việc buộc khách hàng vay phải chịu khoản tiền phạt vi phạm hợp ðồng thì nên giải thích để Ngân hàng xem xét có tiếp tục yêu cầu khách hàng vay phải chịu khoản tiền phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay không; nếu Ngân hàng không yêu cầu Tòa án xem xét yêu cầu buộc khách hàng vay chịu khoản tiền phạt nữa thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
  • Nếu Ngân hàng vẫn có yêu cầu buộc khách hàng vay phải chịu khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng tín dụng thì nên tách yêu cầu phạt vi phạm trong hợp đồng tín dụng để giải quyết bằng vụ án khác khi có hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này.

Bài viết xem thêm