QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY CP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 VÀ LUẬT DOANH NHIỆP 2014

QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY CP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 VÀ LUẬT DOANH NHIỆP 2014

1. Quy định pháp luật về giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần (“CTCP”) theo Luật doanh nghiệp 2005

tại Điều 84(4) Luật Doanh Nghiệp 2005 quy định: “Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.

Điều 23(9) Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ (“Nghị định 102”): “Sau 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, nếu số cổ phần được quyền phát hành quy định tại khoản 4 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp không được bán hết, công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành. Công ty cổ phần không được tăng số cổ phần được quyền phát hành khi số cổ phần hiện có chưa được bán hết”.

Theo quy định tại Điều 84(4) Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 23(9) Nghị định 102 đã nêu thì CTCP chỉ được giảm vốn điều lệ khi:

CTCP có phát hành cổ phần chào bán lần đầu; và

Cổ phần đăng ký chào bán không được chào bán hết trong thời hạn 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

2 . Thực tiễn khi đăng ký giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần (“CTCP”) theo Luật doanh nghiệp 2005

Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, nếu CTCP thuộc trường hợp tại khoản (c) thì CPTP sẽ buộc phải đăng ký giảm vốn điều lệ. Tuy nhiên, việc giảm vốn điều lệ của CTCP trên thực tế gần như không thể thực hiện được. Bởi, CTCP với tính chất là công ty “mở”, đặc biệt đối với các công ty đã bán cổ phiếu ra công chúng thì lại rất khó quản lý cho việc giảm vốn,vì tính chất cổ đông hết sức đa dạng, chuyển đổi khi mua bán cổ phiếu. Do đó, hầu như CTCP đều không thể đăng ký giảm vốn điều lệ. Điều này là không phù hợp khi thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thay liên tục thay đổi, có lỗ lãi, có sự tăng giảm của quy mô tổ chức.

3. Quy định pháp luật về giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần (“CTCP”) theo Luật doanh nghiệp 2014

Để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, Luật doanh nghiệp 2014 đã có bước tiến bộ hơn khi quy định cụ thể và thông thoáng hơn về các trường hợp mà CTCP có thể thực hiện giảm vốn điều lệ:

Tại Điều 111(5) Luật doanh nghiệp 2014, Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

a)Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b)Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật này.
TheoĐiều 112(3)(d) Luật doanh nghiệp 2014:
“Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

Nhận định:

Như vậy, với việc quy định cụ thể các trường hợp giảm vốn điều lệ của CTCP trong Luật doanh nghiệp 2014 đã tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp với thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cũng để nhằm tránh có quy định pháp luật nhưng trên thực tế lại triển khai không được như trường hợp đã phân tích ở trên theo Luật doanh nghiệp 2005, các nhà làm luật cũng nên ban hành các văn bản pháp luật quy định về thủ tục rõ ràng trong trường hợp này để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như cơ quan đăng ký kinh doanh.


Bài viết xem thêm