Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại

I. Tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp trong kinh doanh (hay tranh chấp thương mại) là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Tranh chấp trong kinh doanh phải hội đủ các yếu tố sau đây:

  • Là những mâu thuẫn (bất đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể;
  • Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát sinh từ hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh;
  • Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân (cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh hay đăng ký doanh nghiệp).

II. Một số chú ý khi giải quyết tranh chấp

Các tranh chấp trong kinh doanh chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân (cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh) với nhau. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp trong kinh doanh, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp trong kinh doanh, như: Tranh chấp giữa công ty và thành viên của công ty; giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty, hay tranh chấp về giao dịch giữa một bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật Thương mại.

Hệ thống pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh là một thể thống nhất, bao gồm các quy định chung của pháp luật về hợp đồng (còn gọi pháp luật hợp đồng dân sự) và các quy định của pháp luật về từng lĩnh vực của hoạt động kinh doanh (các quy định riêng về từng lĩnh vực hợp đồng trong kinh doanh).

Các quy định chung của pháp luật về hợp đồng bao gồm các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn Bộ luật Dân sự liên quan đến hợp đồng, như:Những quy định chung, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, các quy định về tài sản, thời hạn, thời hiệu; giao dịch dân sự; đại diện và uỷ quyền; nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; trách nhiệm dân sự; các hợp đồng dân sự thông dụng.

Các quy định riêng của pháp luật về từng lĩnh vực hợp đồng được quy định trong các văn bản pháp luật, như: Luật Thương mại; Luật Đầu tư; Luật Xây dựng; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Viễn thông; Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Đất đai; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Nhà ở; các luật về vận chuyển như Luật Hàng không dân dụng, Bộ luật Hàng hải, Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông thuỷ nội địa...

Khi áp dụng pháp luật điều chỉnh một quan hệ hợp đồng cụ thể, ngoài các nguyên tắc áp dụng pháp luật nói chung, cần lưu ý nguyên tắc áp dụng phối hợp luật chung và luật luật chuyên ngành, theo đó:

  • Luật chuyên ngành có quy định thì áp dụng luật chuyên ngành;
  • Luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng quy định của luật chung;
  • Luật chuyên ngành và luật chung cùng quy định về một vấn đề thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.

Chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại:

Phần chế tài trong Luật Thương mại năm 2005 được bổ sung thêm hai loại chế tài là tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng. Mối quan hệ giữa các chế tài cũng được xác định rõ để tạo thuận lợi cho việc áp dụng. Đồng thởi, chia hành vi vi phạm hợp đồng làm hai loại, vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản. Việc đưa ra khái niệm về hai loại vi phạm này là cơ sở quan trọng để quyết định việc áp dụng các chế tài trong thương mại.

Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung hai chế tài mới là tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng. Các chế tài như tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy hợp đồng chỉ áp dụng đối với vi phạm cơ bản. Và điều quan trọng nhất là, Luật Thương mại năm 2005 đã thừa nhận các biện pháp chế tài khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Mối quan hệ giữa các chế tài cũng được xác định rõ để tạo thuận lợi cho việc áp dụng.

giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mai

III. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp

Văn phòng Luật sư Quang Thái  cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại Toà Án, Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại:

  • Tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng dịch vụ... Quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, xử lý vi phạm, buộc bồi thường, đình chỉ, huỷ bỏ hợp đồng. Tư vấn về tập quán thương mại quốc tế;

  • Tư vấn luật về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải(nếu có);

  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

  • Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ - tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ - tài liệu để trình trước Tòa, Trọng tài, Hội đồng cạnh tranh;

  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp hoặc các Cơ quan tiến hành tố tụng khác;

  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các phiên xử.

Lĩnh vực tư vấn giải quyết tranh chấp về kinh doanh - thương mại là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư Kinh Tế phụ trách. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho Quý khách.

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh


Bài viết xem thêm