Thừa kế tài sản chung của vợ chồng khi một phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện

Theo quy định của pháp luật thì người thừa kế theo pháp luật hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (khoản 1 Điều 676 BLDS) và quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng: “vợ chồng có quyền thừa kế tài sàn của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản” (Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình).

Theo quy định trên của pháp luật thì một số vấn đề pháp lý đặt ra là: vợ chồng được thừa kế tài sản của nhau; khi một người chết thì người còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng (nếu không chỉ ðịnh trong di chúc hoặc có thỏa thuận khác của những người thừa kế).

Thực tế cho thấy: khi một người (vợ hoặc chồng) chết và đã hết thời hiệu khởi kiện. Người còn sống (vợ hoặc chồng) quản lý toàn bộ tài sản chung của vợ chồng đã trên 30 năm và đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Có Tòa án đã căn cứ vào Khoản 1 Điều 247 BLDS (xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu) để công nhận tài sản chung vợ chồng thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người còn sống. Có Tòa án không chấp nhận yêu cầu chia thừa kế, giao phần di sản của người chết (đã hết thời hiệu khởi kiện) cho người còn sống và các con đang quản lý tiếp tục quản lý.

Thực tế còn xảy ra trường hợp thứ hai: di sản là tài sản chung của vợ chồng có một người chết trước và thời hiệu khởi kiện để chia di sản của người này đã hết, còn người chết sau vẫn còn thời hiệu. Người chết sau cách người đã chết trước trên 30 năm và trong khoảng thời gian này người chết sau cũng đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Có Tòa án chỉ chia di sản của người chết sau còn thời hiệu khởi kiện; có Tòa án công nhận toàn bộ di sản của người chết sau (áp dụng khoản 1 Điều 247 BLDS) để mang chia di sản chung của vợ chồng.

Đối với trường hợp thứ nhất: phần tài sản của người chết đã hết thời hiệu chia thừa kế thì vẫn giao cho người còn sống và các con đang ở tiếp tục quản lý là thực tế các cấp Tòa án đang áp dụng để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên cơ sở pháp lý của việc Tòa án giao “tiếp tục quản lý” phần di sản đã hết thời hiệu như thế, có quyền sở hữu phần nhà là di sản không? cần phải có văn bản hướng dẫn thống nhất.

Đối với trường hợp thứ hai chúng tôi thấy: thực tế hiện nay các Tòa án giải quyết chỉ chia di sản của người chết sau (còn thời hiệu chia thừa kế). Còn di sản của người chết trước thì ai đang quản lý thì tiếp tục quản lý. Do chưa thống nhất trong việc áp dụng khoản 1 Điều 247 đối với tài sản chung của vợ chồng nên đề nghị có văn bản thống nhất hướng dẫn áp dụng pháp luật chung.

+ Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình (trong đó có hướng dẫn về trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế).

- Giai đoạn từ 01/01/2006 đến nay là giai đoạn thi hành BLDS năm 2005.

Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

Công văn số 91/TANDTC - KHXX ngày 28/6/2011 về việc áp dụng Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đây là những văn bản chủ yếu cầu phải lưu ý khi giải quyết tranh chấp về thừa kế.

Lưu ý:

- Các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000 và các văn bản hướng dẫn phải được nghiên cứu, áp dụng để xác định đúng quan hệ hôn nhân (xác định hàng thừa kế), tài sản chung, tài sản riêng (xác định di sản).

- Luật tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án là luật có hiệu lực tại thời điểm Tòa án giải quyết; ví dụ: Tòa án giải quyết vụ tranh chấp tài sản thừa kế vào năm 2007 thì phải áp dụng BLTTDS năm 2004 để giải quyết, chứ không được áp dụng Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

Còn khi xem xét nội dung các vụ án tranh chấp thừa kế chúng ta phải xem xét, áp dụng cả pháp luật đã qua: ví dụ cụ A (ở miền Bắc) kết hôn với cụ B năm 1960 có 3 con chung là G, E, F; khi hai cụ kết hôn thì cha mẹ cụ A cho cụ A một ngôi nhà trên diện tích 500 m2 đất; năm 1972 cụ A lại chung sống với cụ C có hai con chung là H, I; trong quá trình sinh sống ba cụ tạo lập thêm được hai ngôi nhà. Năm 1997 cụ A chết, năm 1999 cụ B chết, năm 2000 cụ C chết. Năm 2005 H và I khởi kiện yêu cầu chia thừa kế.

Trong vụ án này, pháp luật tố tụng để giải quyết vụ án là BLTTDS.

Nhưng khi xem xét đâu là di sản của cụ A, cụ B và cụ C thì phải xem xét đến Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 (thời điểm cụ A và cụ B kết hôn) để xác định hôn nhân của cụ A và cụ B là hợp pháp, từ đó xác định ngôi nhà trên diện tích 500m2 đất là tài sản chung của cụ A và cụ B (tài sản có trước và sau khi cưới là tài sản chung vợ chồng); đồng thời do cụ A và cụ B là vợ chồng nên khi cụ A chết thì cụ B được hưởng di sản thừa kế, là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Còn cụ A và cụ C không được công nhận là vợ chồng (vì theo Luật HN và GĐ năm 1959 thì Nhà nước chỉ công nhận hôn nhân một vợ một chồng), nên cụ C không được hưởng thừa kế của cụ A. Tài sản mà 3 cụ tạo lập được (hai ngôi nhà) sẽ được chia 3 thì di sản của cụ C là 1/3 của hai ngôi nhà đó.


Bài viết xem thêm