Tư vấn thừa kế đất đai

1. Tư vấn thừa kế đất đai

Đất đai là tài sản lớn và có vài trò quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. “Tấc đất tấc vàng” vì vậy việc duy trì và bảo vệ tài sản này được mỗi người chú trọng từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nếu như con người không thể sống mãi và phải chết đi thì đất đai là tài sản bất biến vì vậy pháp luật cần được thừa kế và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay luật thừa kế không có những quy định riêng đối với việc thừa kế tài sản là đất đai, việc áp dụng pháp luật thừa kế đối với đất đai là sự tổng hợp các quy định về luật dân sự và bên cạnh đó tuân thủ pháp luật đất đai.

Tư vấn thừa kế về đất đai là việc luật sư tư vấn hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ trong quan hệ thừa kế. Qua đó luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật, đồng thời đảm bảo được nguyện vọng của họ được thực hiện.

2. Thừa kế đất đai theo di chúc

Thừa kế đất đai là việc thừa kế trong đó tài sản để lại của người chết là đất đai. Tư vấn luật thừa kế đất đai trong đó quy định thừa kế đất đai theo di chúc, trong di chúc thể hiện ý chí của người chết sẽ định đoạt tài sản thừa kế đất đai cho ai.

Để định đoạt quyền tài sản đối với đất đai sau khi chết người để lại di sản có thể lập di chúc. Di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc lập bằng miệng theo quy định tại các Điều 649, Điều 650, Điều 651, Điều 652 Bộ luật dân sự 2005. Di chúc có thể được công chứng để đảm bảo tính pháp lý cao nhất. Khi người để lại di sản chết là thời điểm mở thừa kế.

Thủ tục khai nhận di sản theo Di chúc:

Tùy từng trường hợp mà công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản hoặc công chứng văn bản khai nhận di sản, và các giấy tờ kèm theo gồm:

- Tờ tường trình về quan hệ nhân thân (theo mẫu)

- Bản Di chúc;

- Giấy chứng tử của người để lại di sản;

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó, nếu di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu;

- Giấy tờ tùy thân (CMND, hộ khẩu, khai sinh) của người tham gia phân chia, khai nhận di sản, hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân giữa người chết và người được nhận di sản (tùy trường hợp cụ thể).

- Thủ tục lập Di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn: (Điều 658 BLDS).

3. Thừa kế đất đai theo pháp luật

Nếu người chết không để lại di chúc thì khi tài sản đất đai sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Tư vấn luật thừa kế đất đai trong trường hợp thừa kế theo pháp luật sẽ bao gồm các nội dung sau:

- Tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế;

- Tư vấn xác định hàng thừa kế, phần công sức đóng góp của người trực tiếp quản lý tài sản thừa kế.

- Tư vấn các trường hợp đồng thừa kế, thừa kế có yếu tố nước ngoài;

- Tư vấn các quyền và nghĩa vụ của các thừa kế theo quy định của pháp luật;

- Tư vấn cách thức phân chia phần chia tài sản thừa kế theo di chúc, thừa kế thao pháp luật.

- Tư vấn về thời điểm, địa điểm mở thừa kế;

- Tư vấn xác định di sản thừa kế;

- Tư vấn xác định người thừa kế di sản;

- Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế;

- Tư vấn cách thức xác định nghĩa vụ tài sản do người chết để lại;

- Tư vấn cách thức xác định người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản;

- Tư vấn xác định việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm (nếu có);

Liên hệ luật sư tư vấn luật thừa kế:

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh


Bài viết xem thêm