I. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Theo ngôn ngữ thông thường thì kiểu dáng là thể hiện hình dáng bên ngoài và chức năng cơ bản của một sản phẩm. Ví dụ như khi nghĩ đến 01 cái chai thì ngoài kiểu dáng chai thu hút người nhìn thì người tiêu dùng cũng sẽ liên tưởng đến chức năng của cái chai, đó là một vật dụng có thể chứa một số chất cần thiết, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ thì Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này tạo nên hình dáng bên ngoài của sản phẩm.
Như vậy, về khía cạnh pháp lý thì Kiểu dáng công nghiệp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài hoặc mặt thẩm mỹ của sản phẩm được thể hiện qua hình khối, đường nét, màu sắc….
2. Tầm quan trọng của kiểu dáng công nghiệp đối với doanh nghiệp?
Với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh làm thế nào để tạo được sự khác biệt của sản phẩm mình với các sản phẩm của các chủ thể khác trên thị trường? Ngoài việc nghiên cứu, nâng cao tính năng sản phẩm thì hình ảnh, kiểu dáng của sản phẩm là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đến sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Một kiểu dáng sản phẩm có thể không phù hợp với tất cả người tiêu dùng, vì vậy nhiều doanh nghiệp đã đầu tư thời gian và các nguồn lực đáng kể để có thể đa dạng mẫu mã, sản phẩm của mình trên thị trường nhằm làm cho sản phẩm có thể phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Ngoài ra, với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thì ngoài chất lượng sản phẩm tốt thì sản phẩm phải có kiểu dáng thể hiện sự “tinh tế, sang trọng và đẳng cấp”.
Do đó, việc xây dựng, đầu tư và phát triển kiểu dáng của sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, và đến một lúc nào đó thì có thể người tiêu dùng chỉ cần nhìn kiểu dáng sản phẩm cũng có thể biết là sản phẩm của công ty nào.
3. Tại sao phải đăng ký bảo hộ?
Với tầm quan trọng của Kiểu dáng công nghiệp đối với doanh nghiệp và theo quy định pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới thì quyền của chủ thể Kiểu dáng công nghiệp chỉ được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, việc đăng ký bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, ngoài việc có thể thu lại các lợi ích kinh tế thông qua việc đưa sản phẩm ra thị trường, chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng (Li-Xăng)… thì văn bằng bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp là chứng cứ vô cùng quan trọng để chứng minh chủ thể nào có quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý khi có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra.
II. Tư vấn đăng ký bảo hộ KDCN
1. Điều kiện đối với kiểu dáng công nghiệp
- Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Có tính sáng tạo;
- Có khả năng ứng dụng công nghiệp.
2. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
3. Một số lưu ý đối với Kiểu dáng công nghiệp
- Giữ bí mật đối với Kiểu dáng công nghiệp: tính mới là một trong những điều kiện để có thể đăng ký bảo hộ, nếu Kiểu dáng công nghiệp mất đi tính mới thì chủ thể quyền sở hữu công nghiệp cũng sẽ mất đi quyền đăng ký bảo hộ cho Kiểu dáng công nghiệp hàng hóa, sản phẩm.
- Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên: đối với những Kiểu dáng công nghiệp của các chủ thể khác nhau mà trùng hoặc không quá khác biệt với nhau, thì chủ thể nào có đơn hợp lệ nộp sớm nhất và thỏa mãn các điều kiện đăng ký bảo hộ về Kiểu dáng công nghiệp sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
- Đối với những sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế nên đăng ký bảo hộ trước khi thực hiện xuất khẩu.
4. Tư vấn và hỗ trợ thủ tục đăng ký bảo hộ trong nước và quốc tế
Tư vấn và hỗ trợ thủ tục đăng ký
- Tư vấn và đánh giá sơ bộ khả năng đăng ký bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp;
- Hỗ trợ tra cứu thông tin về đăng ký và sử dụng Kiểu dáng công nghiệp;
- Soạn và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ Kiểu dáng;
- Theo dõi đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan trong trường hợp đơn bị sửa đổi, bổ sung, từ chối, phản đối, khiếu nại từ bên thứ ba;
- Gia hạn văn bằng bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ Kiểu dáng
- Tờ khai đăng ký Kiểu dáng công nghiệp.
- Bộ ảnh chụp, bộ bản vẽ và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác: Giấy chứng nhận quyền thừa kế; giấy chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả chuyển giao đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động.
- Các tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên: xác nhận của cơ quan nhận đơn đối với bản sao đơn (các đơn) đầu tiên; giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
- Giấy ủy quyền.
- Các tài liệu khác có liên quan.
III. Liên hệ Luật sư
Quý khách hàng cần thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các thủ tục nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.
Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh