Đăng Ký Bảo Hộ Sáng Chế

I. Bảo hộ độc quyền sáng chế

1. Sáng chế là gì?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, đó là những sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra. Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật nhằm để giải quyết một vấn đề. Như vậy, sáng chế phản ánh tư duy sáng tạo của con người nên cần phải đăng ký bảo hộ để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình một cách tốt nhất, tránh hiện tượng bị đánh cắp “chất xám” không đáng có.

2. Lợi ích khi đăng ký bảo hộ sáng chế

Bằng độc quyền sáng chế là độc quyền được cấp để bảo hộ sáng chế. Bằng độc quyền sáng chế mang lại cho chủ sở hữu độc quyền ngăn cấm người khác khai thác thương mại sáng chế trong một thời hạn nhất định. Vì vậy, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có quyền ngăn cấm người khác sản xuất, sử dụng, bán sáng chế được bảo hộ mà không có sự cho phép của họ và có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý các hành vi vi phạm quyền sáng chế của chủ sở hữu.

Thu lại lợi nhuận từ sáng chế: Thông qua sáng chế được bảo hộ, chủ sở hữu có thể thương mại hóa sáng chế để thu lại lợi nhuận từ sự đầu tư vào sáng chế hoặc có thể thông qua hình thức bán li-xăng sáng chế nếu như chủ sở hữu không thể tự khai thác.

Đăng ký bảo hộ sáng chế

II. Tư vấn đăng ký bảo hộ sáng chế

1. Điều kiện để được bảo hộ sáng chế:

  • Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Các đối tượng không được nhà nước bảo hộ dưới hình thức sáng chế:

  • Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học;
  • Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
  • Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;
  • Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;
  • Hệ thóng ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;
  • Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;
  • Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
  • Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng;
  • Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;
  • Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;
  • Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

3. Một số lưu ý đối với sáng chế

  • Cần xem xét trước ý tưởng có dủ điều kiện bảo hộ sáng chế hay một hình thức khác theo luật định: ví dụ như ý tưởng này đã có ở Việt Nam hoặc trên thế giới chưa? Nếu chưa có ai thực hiện thì cần xem xét đến khả năng ứng dụng và khai thác thương mại của ý tưởng đó, nếu ý tưởng không có tính thực tiễn và thương mại cao thì không nên theo đuổi ý tưởng đó để tránh mất tiền bạc, công sức, thời gian nhưng không mang lại hiệu quả cao.
  • Một khi ý tưởng có thể thỏa mãn các yếu tố trên thì  có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức sáng chế, và việc giữ bí mật chế cũng có ý nghĩa quan trọng bởi tính mới là một trong những điều kiện để có thể đăng ký bảo hộ, nếu sáng chế mất đi tính mới thì chủ thể quyền sở hữu công nghiệp cũng sẽ mất đi quyền bảo hộ sáng chế.
  • Sau khi hoàn tất sáng chế thì nên nộp đơn đăng ký sáng chế sớm để có thể được hường ngày ưu tiên – nghĩa là đối với những sáng chế của các chủ thể khác nhau mà trùng hoặc không quá khác biệt với nhau, thì chủ thể nào có đơn hợp lệ nộp sớm nhất và thỏa mãn các điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ được ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ độc quyền.

4. Tư vấn về đăng ký sáng chế:

a. Tư vấn đăng ký bảo hộ

  • Tư vấn và đánh giá sơ bộ khả năng đăng ký bảo hộ.
  • Hỗ trợ tra cứu thông tin về đăng ký và sử dụng sáng chế.
  • Soạn và nộp hồ sơ đăng ký sáng chế.
  • Theo dõi đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan trong trường hợp đơn bị sửa đổi, bổ sung, từ chối, phản đối, khiếu nại từ bên thứ ba.

b. Hồ sơ đăng ký

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế (theo mẫu);
  • Bản mô tả sáng chế (theo mẫu);
  • Bản vẽ kỹ thuật, ảnh chụp của sáng chế;
  • Thông tin người nộp đơn;
  • Thông tin của tác giả;
  • Giấy ủy quyền (theo mẫu);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

III.  Liên hệ Luật sư tư vấn

Quý khách hàng cần thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các thủ tục nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh


Bài viết xem thêm