Đăng Ký Bảo Hộ Logo Công Ty

I. Bảo hộ độc quyền logo

Logo là có thể được thể hiện dưới hình ảnh, kiểu chữ hoặc sự kết hợp của cả hai. Logo cũng chính là một đối tượng sở hữu trí tuệ được đăng ký bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ hoặc dưới hình thức bản quyền quyền tác giả hoặc cả hai hình thức. Việc đăng ký bảo hộ logo mang đến cho chủ sở hữu quyền độc quyền sử dụng logo, là cơ sở pháp lý cho chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý khi có hành vi xâm phạm logo xảy ra..

Trên thực tế, có những doanh nghiệp không muốn đầu tư vốn, công sức, thời gian để phát triển thương hiệu cho riêng mình mà hay dùng các logo của những công ty khác để dán lên bao bì, sản phẩm của họ hoặc có những doanh nghiệp đã phát triển sản phẩm của mình trở nên uy tín nhưng lại “quên” không đăng ký Logo nên đã bị chủ thể khác đăng ký, điển hình như là logo (nhãn hiệu) “Café Trung Nguyên”. Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ nhãn hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ. Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được nhãn hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ.  Để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD, và không phải thực tế mọi trường hợp đều có thể lấy lại được.

Qua vụ việc trên cho thấy tầm quan trọng của việc bảo hộ logo. Đăng ký logo chỉ với một chi phí thấp hơn là bỏ ra một chi phí cao gấp hàng trăm lần khi mà có tranh chấp logo xảy ra, mà kết quả lại có thể không được như ý muốn.

II. Tư vấn đăng ký bảo hộ logo công ty

1. Điều kiện chung đối với logo được bảo hộ:

a. Logo được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu logo với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

b. Logo được bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả (tác phẩm mỹ thuật ứng dụng) nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Tính sáng tạo: Tính sáng tạo hay là tính nguyên gốc là tác phẩm được tác giả sáng tạo ra một cách trực tiếp, tạo ra lần đầu tiên, độc lập và không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ không được bảo hộ nếu nó thể hiện dưới dạng một ý tưởng, mà phải được định hình dưới dạng vật chất nhất định (hay còn gọi là vật chất hóa) như được chạm khắc trên tủ, vẽ  hoặc in trên bao bì, tạo hình trên đồ gốm…

2.  Một số lưu ý đối với bảo hộ logo

a. Đối với trường hợp đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức nhãn hiệu

Để đảm bảo khả năng được đăng ký bảo hộ của logo, khi thiết kế logo cần lưu ý:

  • Nhãn hiệu đó không được trùng, giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác; nhãn hiệu phải dễ nhớ, dễ gây sự chú ý, ấn tượng để in sâu vào tiềm thức người tiêu dùng, phục vụ cho công việc kinh doanh và quảng bá sản phẩm; nhãn hiệu cần có tính phân biệt mạnh, để không gây tranh cãi, nhấm lẫn, hoặc hiểu nhầm về nguồn gốc và bản chất sản phẩm/dịch vụ.
  • Chủ sở hữu Logo chỉ được pháp luật bảo vệ kể từ ngày được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nên đăng ký bảo hộ đối với những sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế, để tránh trường hợp bị chủ thể tại nước dự kiến xuất khẩu đăng ký bảo hộ trước thì mình sẽ mất quyền đăng ký bảo hộ và có thể hàng hóa của mình sẽ bị cấm nhập khẩu.

b. Đối với trường hợp đăng ký bảo hộ dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Theo luật định thì chỉ cần logo đáp ứng các điều kiện bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì sẽ được tự động mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, nếu khi có tranh chấp xảy ra thì để có chứng cứ chứng minh quá trình sáng tạo ra tác phẩm sẽ rất khó, vất vả và tốn kém thời gian, tiền bạc, nhất là những vụ việc cả chục năm sau mới phát sinh tranh chấp. Do đó, tác giả/chủ sở hữu nên đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng để tránh các trường hợp rủi ro có thể xảy ra và cũng có cơ sở pháp lý vững chắc hơn để được nhà nước bảo vệ khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm.

Tư vấn đăng ký logo

3. Tư vấn và hỗ trợ đăng ký logo

a. Tư vấn đăng ký

  • Tư vấn và đánh giá sơ bộ khả năng đăng ký;
  • Hỗ trợ tra cứu thông tin về đăng ký và sử dụng logo;
  • Soạn và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ;
  • Theo dõi đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan trong trường hợp đơn bị sửa đổi, bổ sung, từ chối, phản đối, khiếu nại từ bên thứ ba;
  • Gia hạn văn bằng bảo hộ.

b. Hồ sơ đăng ký logo (nhãn hiệu)

  • Tờ khai (theo mẫu);
  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động,...);
  • Giấy uỷ quyền;
  • Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;
  • Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

c. Hồ sơ đăng ký logo (tác phẩm mỹ thuật ứng dụng)

  • Tờ khai;
  • 02 bản sao tác phẩm đăng ký mỹ thuật ứng dụng;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ;
  • Giấy ủy quyền.

III.   Liên hệ Luật sư tư vấn

Quý khách hàng cần thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các thủ tục nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh


Bài viết xem thêm