Bất cập trong việc chứng minh vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề Cho thuê lại lao động

Bất cập trong việc chứng minh vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề Cho thuê lại lao động

Vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề Cho thuê lại lao động  theo quy định tại Điều 6 Nghị định 55/2013/NĐ-CP là 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng). Doanh nghiệp phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, hồ sơ chứng minh vốn pháp định của ngành nghề trên lại đang tồn tại nhiều bất cập, gây cản trở cho những doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng ký kinh doanh.Cụ thể, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 55/2013/NĐ-CP thì Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn pháp định bao gồm:

a) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;

b) Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam, nơi doanh nghiệp gửi vốn góp bằng tiền về mức vốn được gửi;

c) Đối với số vốn góp bằng tài sản phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH quy định về Trình tự, thủ tục xác nhận vốn pháp định trong hoạt động cho thuê lại lao động lại quy định: “Đối với doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh cho thuê lại lao động, thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về mức vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm đăng ký), đảm bảo lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định 55/2013/NĐ-CP (2 tỷ đồng)”.

Quy định này vô hình chung đã hạn chế quyền chứng minh vốn pháp định của  những doanh nghiệp đang hoạt động mà có nhu cầu bổ sung ngành nghề cho thuê lại lao động vì đối với những doanh nghiệp mới đi hoạt động chưa được đủ 1 năm thì sẽ không có báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan nhà nước khi có yêu cầu hoặc trong trường hợp thời gian làm báo các tài chính có kiểm toán kéo dài sẽ làm cho doanh nghiệp không đăng ký được ngành nghề trên, gây ảnh hưởng để việc kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó,pháp luật lại không có quy định cho phép doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề cho thuê lại lao động có thế thay thế hồ sơ chứng minh vốn pháp định của mình bằng các giấy tờ như quy định đối với doanh nghiệp thành lập mới.

Vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động với mục đích chi trả ngay lập tức những nghĩa vụ tài chính hay những thiệt hại mà doanh nghiệp hay người lao động của doanh nghiệp gây ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thiết nghĩ, chỉ cần một tài khoản ký quỹ ở ngân hàng là đã có thể thực hiện được mục tiêu này mà không cần dùng đến Báo cáo tài chính có kiểm toán của doanh nghiệp để làm phiền hà, rắc rối cho những doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ trên.


Bài viết xem thêm