Đánh giá tính hợp pháp của nội quy lao động trong giải quyết tranh chấp kỷ luật lao động

Nội quy lao động của doanh nghiệp có những quy định không thuộc phạm vi quan hệ lao động, nhưng được cơ quan Nhà nước về lao động đăng ký. Trường hợp này Tòa án xử lý như thế nào?

Khoản 1 Điều 82 BLLĐ 1994 và Điều 118 BLLĐ 2012 quy định: “Nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác”.

Khoản 3 Điều 128 BLLĐ 2012 quy định: NSDLĐ không được “Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động”.

Khoản 4 Điều 166 BLLĐ quy định: “Khi xét xử, nếu Toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước lao động tập thể, pháp luật lao động; thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ”.

Theo quy định nêu trên, nếu NSDLĐ căn cứ vào nội quy lao động để xử lý KLLĐ đối với NLĐ, nhưng nội dung của nội quy lao động mà NSDLĐ lấy làm căn cứ xử lý kỷ luật trái với pháp luật lao động, thì nội dung đó vị vô hiệu, Tòa án phải xác định việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với NLĐ của NSDLĐ là không có căn cứ.


Bài viết xem thêm