Đơn và thủ tục xử lý đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp

1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Điều 100 Luật SHTT quy định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
  • Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:

  • Giấy uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
  • Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
  • Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

2. Thủ tục xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ sau khi nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp sẽ tiến hành các bước sau đề cấp văn bằng bảo hộ:

  • Thẩm định hình thức của đơn đăng ký;
  • Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên công báo sở hữu công nghiệp;
  • Thẩm định nội dung đăng ký sở hữu công nghiệp.

Sau khi thẩm dịnh nội dung sẽ quyết định cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ.


Bài viết xem thêm