Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do xâm hại quyền tác giả

Về nguyên tắc chung, người làm người khác thiệt hại do hành vi vi phạm luật của mình gây ra thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường xâm hại quyền tác giả bao gồm: có hành vi cố ý xâm hại, có thiệt hại thực tế xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm hại và thiệt hại thực tế đó. Song khó chứng minh nhất là đánh giá mức độ thiệt hại do mối quan hệ nhân quả. Theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định, Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại hàng hoá, nguyên vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ”.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Phải bao gồm đủ 4 điều kiện: sự thiệt hại, hành vi vi phạm gây thiệt hại, lỗi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và sự thiệt hại mới phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Các căn cứ xác định thiệt hại vật chất của pháp luật Việt Nam về cơ bản phù hợp với thông lệ chung của quốc tế và quy định của hầu hết các nước; Nguyên đơn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cả những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp, thiệt hại trong quá khứ, hiện tại và tương lai, nhưng phải chứng minh tính thực tế và mối quan hệ của thiệt hại đó với hành vi xâm phạm.

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản,mức giảm sút về thu nhập,lợi nhuận,tổn thất về cơ hội kinh doanh,chi phí hợp lý để ngăn chặn,khắc phục thiệt hại;
  • Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự,nhân phẩm,uy tín,danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
  • Việc bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: tuân theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trên nguyên tắc chú trọng bồi thường theo thoả thuận và nguyên tắc bồi thường toàn bộ.

Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại được xác định từng trường hợp cụ thể:

  • Thiệt hại về vật chất: Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền tác giả đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ: Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm,nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất; Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng quyền tác giả trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện; Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ nêu trên thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định,tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại,nhưng không quá năm trăm triệu đồng. Ngoài ra, nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án buộc bị đơn có hành vi xâm phạm phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư .
  • Thiệt hại về tinh thần: Ngoài yêu cầu buộc xin lỗi, cải chính công khai; trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.

Thực tế giải quyết tranh ở Tòa án về yêu cầu bồi thường quyền nhân thân của tác giả, nguyên đơn nhiều trường hợp chỉ yêu cầu phục hồi lại danh dự mà không yêu cầu bồi thường giá trị vật chất; yêu cầu “buộc xin lỗi” vẫn được áp dụng chủ yếu.


Bài viết xem thêm