Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp

Để cân bằng giữa lợi ích của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và lợi ích của Nhà nước, xã hội, Luật SHTT quy định các trường hợp hạn chế quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, cụ thể như sau:

Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp:

Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm:

+ Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

+ Chủ sở hữu sáng chế, nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu đã đăng ký.

Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong một số trường hợp, vì mục đích phục vụ an ninh, quốc phòng, lợi ích công cộng, phòng bệnh, chữa bệnh.... Nhà nước có thể buộc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp mà không cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.


Bài viết xem thêm