Hành vi xâm hại quyền tác giả

Việc xâm hại quyền tác giả nghĩa là sử dụng tùy tiện tác phẩm được bảo hộ như sử dụng tác phẩm khi người có quyền tác giả không cho phép hay không có quyền chính đáng để sử dụng tác phẩm. Song nếu được người có quyền tác giả cho phép sử dụng, nhưng phương pháp sử dụng hay việc sử dụng vượt quá phạm vi điều kiện cho phép thì vẫn bị coi là xâm hại quyền tác giả.

Theo Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam các hành vi sau đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:

Xâm phạm quyền nhân thân không gắn với tài sản:

Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, mạo danh tác giả;sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nàogây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Xâm phạm quyền nhân thân gắn với tài sản:

Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

Xâm phạm quyền tài sản:

Trừ trường hợp pháp luật cho phép, hành vi xâm phạm là hành vi sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc; xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; xuất khẩu,nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sởhữu quyền tác giả; không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

Thông thường, muốn chứng minh một hành vi sử dụng một tác phẩm là hành vi xâm phạm quyền tác giả, nguyên đơn phải chứng minh: Quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình; thời điểm hình thành và hình thức thể hiện; Tác phẩm của bị đơn ra đời sau tác phẩm của nguyên đơn, song lại giống toàn bộ hoặc phần lớn các yếu tố cơ bản trong tác phẩm của nguyên đơn; Bị đơn biết cụ thể về tác phẩm của nguyên đơn, kể cả hình thức thể hiện và nội dung.

Sau khi chứng minh được những vấn đề trên, nghĩa vụ chứng minh rằng hành vi của mình không xâm phạm quyền tác giả của chủ thể khác được chuyển sang cho bị đơn. Bị đơn cần phải chứng minh: Có sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm; Hành vi sao chép của mình chỉ tập trung vào nội dung chứ không phải là hình thức của tác phẩm của nguyên đơn; Hành vi sao chép của mình thuộc vào trường hợp không cần phải xinphép nguyên đơn. Chỉ khi bị đơn không thể chứng minh được bất cứ căn cứ nào nêu trên thì hànhvi sử dụng của bị đơn mới bị coi là xâm phạm.


Bài viết xem thêm