Khái niệm kiểu dáng công nghiệp theo Luật sở hữu trí tuệ

Khi mua một sản phẩm, người ta không chỉ chú ý đến chất lượng, công dụng của sản phẩm, mà còn quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ của sản phẩm. Yếu tố thẩm mỹ của sản phẩm có vai trò rất quan trọng, làm cho sản phẩm thu hút, hấp dẫn khách hàng, gia tăng giá trị cho sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp là một trong những yếu tố thẩm mỹ quan trọng của sản phẩm đã được nhà nước bảo hộ. Việc bảo hộ đối tượng này là điều kiện thúc đẩy các nhà sản xuất, nhà kinh doanh nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm có kiểu dáng, hình thức mới độc đáo hơn nhằm thu hút khách hàng.

Khái niệm kiểu dáng công nghiệp được quy định tại khoản 13, Điều 4 Luật SHTT như sau: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm bao gồm tập hợp các đặc điểm liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ, trang trí cho sản phẩm. Nó có thể bao gồm sự kết hợp các yếu tố theo không gian ba chiều như hình khối hoặc hai chiều như họa tiết, đường nét, màu sắc.

Đối tượng của kiểu dáng công nghiệp chỉ bao gồm những yếu tố thể hiện bên ngoài của sản phẩm mà có thể cảm nhận được bằng mắt thường khi quan sát sản phẩm để phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa các sản phẩm đó. Hình dáng bên trong của sản phẩm, là phần không thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng thì không thuộc đối tượng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Như vậy, kiểu dáng công nghiệp chỉ liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ của sản phẩm. Những đặc điểm tạo dáng chỉ mang tính chất kỹ thuật, chức năng không liên quan đến thẩm mỹ hoặc những dấu hiệu được gắn trên sản phẩm chỉ để thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, kích cỡ… của sản phẩm không thuộc đối tượng được bảo hỗ là kiểu dáng công nghiệp.

Ví dụ: Hình dáng của chai nước Lavie, hình dáng của chai kính Pepsi hình dáng của xe Honda Lead, xe BMV…


Bài viết xem thêm