Khái niệm và nội dung quyền tác giả - bản quyền tác giả

Theo khái niệm chung của các nước thì quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả.

  • Quyền tác giả được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật.
  • Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm của mình. Quyền tác giả bảo hộ sự biểu hiện ý tưởng (tác phẩm) về văn hóa nghệ thuật (có thể hai tác phẩm có ý tưởng giống sau nhưng thể hiện khác nhau vẫn được bảo hộ).
  • Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được công bố không bắt buộc phải đăng ký, nhưng nếu được đăng ký thì thủ tục bảo hộ quyền tác giả được chặt chẽ hơn. Việc bảo hộ quyền tác giả đã mang lại những lợi ích to lớn cho bản thân tác giả và cho cả xã hội, không chỉ tạo ra những giá trị về tinh thần, về tài sản mà còn thúc đẩy sự sáng tạo của con người, góp phần phát triển nền văn hóa của một quốc gia.

Luật về quyền tác giả không chỉ bảo vệ quyền lợi cá nhân của tác giả trong một giới hạn nhất định mà còn bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì quyền tác giả cũng bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo.

Quyền nhân thân gồm các quyền:

  • Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung của tác phẩm.
  • Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm gồm: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thảo thuận khác; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác

Quyền tài sản của tác giả bao gồm:

  • Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê; được nhận giải thuởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
  • Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả gồm: được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
  • Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê.

Như vậy, về cơ bản nội dung quyền tác giả quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp với thông lệ chung của luật pháp quốc tế. Pháp luật Việt Nam quy định rõ quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyềnnhân thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là nhữngquyền gắn liền với các giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao,bao gồm ba quyền: quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo vệsự toàn vẹn nội dung tác phẩm. Quyềnnhân thân gắn với tài sản là quyền cho hay không cho người khác sử dụngtác phẩm, làm phát sinh bản chất độc quyền của quyền tác giả;


Bài viết xem thêm