Phân biệt Tranh chấp phát sinh từ quan hệ lao động hay quan hệ dân sự

Công ty A ký hợp đồng xây dựng nhà cho Công ty N; Công ty A lại giao cho Công ty B thực hiện hợp đồng; Công ty B lại giao cho Công ty C thực hiện. Công ty C thuê lao động làm việc; quá trình làm việc, NLĐ bị tai nạn lao động và khởi kiện đòi bồi thường do tai nạn lao động. Trường hợp này Tòa án xác định ai là bị đơn; ai là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; và căn cứ để xác định lỗi của các bên để giải quyết yêu cầu đòi bồi thường như thế nào?

Khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2012 quy định: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.

Căn cứ quy định nêu trên, nếu Công ty C là người thuê và sử dụng lao động, thì Công ty C là bị đơn trong vụ án. Tuy nhiên, để có đủ cơ sở xem xét trách nhiệm của NSDLĐ đối với tai nạn lao động đã xảy ra, Tòa án cần làm rõ mối quan hệ giữa Công ty C với Công ty A và Công ty B. Nếu Công ty C là bên thuê và sử dụng lao động theo sự ủy quyền của Công ty A hoặc Công ty B, thì Công ty A hoặc Công ty B là bị đơn và Công ty C là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.


Bài viết xem thêm